Tháo gỡ vướng mắc trong khai thác cá ngừ theo chuỗi

Theo các địa phương, 6 tháng đầu năm 2015, khoảng 70% số tàu khai đã có nhiều tàu câu cá ngừ chuyển sang làm nghề khai thác cá chuồn vì hiệu quả cao hơn. Đầu năm 2015, giá cá ngừ trong nước giảm hơn so cùng kỳ năm 2014, giá cá ngừ câu vàng dao động 120.000 - 135.000 đồng/kg, cá giảm chất lượng, không đủ tiêu chuẩn sashimi và cá ngừ câu tay có giá 90.000 - 100.000 đồng/kg, giảm 10 - 20% so cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, giá cá ngừ vằn và một số loại cá ngừ khác giảm gần 30%, chỉ 20.000 - 28.000 đồng/kg.
Hiện nay, tại các địa phương, các mô hình liên kết chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đã được thành lập và vận hành bước đầu. Trong đó, ngư dân tham gia trong chuỗi đã được tập huấn kỹ thuật khai thác, bảo quản sau thu hoạch theo công nghệ tiên tiến. Doanh nghiệp tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân tham gia chuỗi, kết nối hợp tác quốc tế về hỗ trợ kỹ thuật và thương mại cho cá ngừ.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá những ưu, nhược điểm của mô hình đang triển khai. Trong đó, một số khó khăn vướng mắc đã được nêu lên như: Ngư dân thiếu vốn lưu động phục vụ sản xuất, công nghệ khai thác và bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu, chuyển sang công nghệ tiên tiến gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư cũng như trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật của ngư dân…
Tổng cục Thủy sản cho biết, các chuỗi liên kết đang gặp nhiều vướng mắc như tàu khai thác, dịch vụ phục vụ khai thác cá ngừ bằng vỏ thép và vỏ vật liệu mới chỉ cải tiến bước đầu về hầm bảo quản, chưa đổi mới về công nghệ khai thác, bảo quản. Công nghệ dự báo ngư trường còn lạc hậu làm ngư dân chưa tin tưởng sử dụng. Chính sách tín dụng ngắn hạn (theo Nghị định 67 của Chính phủ) chưa thật sự được quan tâm đúng mức nên nhiều ngư dân vẫn bị các nậu, vựa chi phối... Theo đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đề nghị các cơ quan chức năng và địa phương nghiên cứu tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các chuỗi liên kết, Ngân hàng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ vốn vay lưu động ngắn hạn cho ngư dân...
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, mô hình nuôi dê lấy thịt ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đang được nhân rộng và trở thành mô hình sản xuất bền vững quy mô hộ gia đình, mở ra nhiều triển vọng cho người dân địa phương. Nhất là từ khi có sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ các Chương trình 30a, 135 của Chính phủ.

Tại Hội nghị tổng kết thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Chính phủ sáng 27/6, báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm cho biết, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai ở 20 tỉnh, thành phố trong 3 năm qua.

Tại một số quận huyện như: Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền… lúa tươi IR50404 vụ thu đông 2014 được nhiều nông dân bán ngay tại ruộng cho thương lái ở mức 4.700-4.800 đồng/kg, còn lúa đã phơi sấy khô ở mức: 5.100-5.500 đồng/kg, tùy điều kiện giao thông. Nhiều loại lúa tươi hạt dài đang có giá 4.900- 5.100 đồng/kg; lúa phơi sấy khô có giá 5.800-5.900 đồng/kg.

Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn nổi tiếng cả nước. Năm 2013 cam sành Hàm Yên đã được vinh danh và lọt vào Top 10 loại trái cây bậc nhất Việt Nam. Để giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên, toàn huyện đã và đang có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hơn 10 năm qua, cây ca cao có bước phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người nông dân. Song, cũng như các loại cây trồng khác, việc phát triển trong giai đoạn đầu trải qua không ít khó khăn, cần rút kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển bền vững cây trồng này trong thời gian tới.