Tháo gỡ vướng mắc trong khai thác cá ngừ theo chuỗi

Theo các địa phương, 6 tháng đầu năm 2015, khoảng 70% số tàu khai đã có nhiều tàu câu cá ngừ chuyển sang làm nghề khai thác cá chuồn vì hiệu quả cao hơn. Đầu năm 2015, giá cá ngừ trong nước giảm hơn so cùng kỳ năm 2014, giá cá ngừ câu vàng dao động 120.000 - 135.000 đồng/kg, cá giảm chất lượng, không đủ tiêu chuẩn sashimi và cá ngừ câu tay có giá 90.000 - 100.000 đồng/kg, giảm 10 - 20% so cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, giá cá ngừ vằn và một số loại cá ngừ khác giảm gần 30%, chỉ 20.000 - 28.000 đồng/kg.
Hiện nay, tại các địa phương, các mô hình liên kết chuỗi khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đã được thành lập và vận hành bước đầu. Trong đó, ngư dân tham gia trong chuỗi đã được tập huấn kỹ thuật khai thác, bảo quản sau thu hoạch theo công nghệ tiên tiến. Doanh nghiệp tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân tham gia chuỗi, kết nối hợp tác quốc tế về hỗ trợ kỹ thuật và thương mại cho cá ngừ.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá những ưu, nhược điểm của mô hình đang triển khai. Trong đó, một số khó khăn vướng mắc đã được nêu lên như: Ngư dân thiếu vốn lưu động phục vụ sản xuất, công nghệ khai thác và bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu, chuyển sang công nghệ tiên tiến gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư cũng như trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật của ngư dân…
Tổng cục Thủy sản cho biết, các chuỗi liên kết đang gặp nhiều vướng mắc như tàu khai thác, dịch vụ phục vụ khai thác cá ngừ bằng vỏ thép và vỏ vật liệu mới chỉ cải tiến bước đầu về hầm bảo quản, chưa đổi mới về công nghệ khai thác, bảo quản. Công nghệ dự báo ngư trường còn lạc hậu làm ngư dân chưa tin tưởng sử dụng. Chính sách tín dụng ngắn hạn (theo Nghị định 67 của Chính phủ) chưa thật sự được quan tâm đúng mức nên nhiều ngư dân vẫn bị các nậu, vựa chi phối... Theo đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đề nghị các cơ quan chức năng và địa phương nghiên cứu tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các chuỗi liên kết, Ngân hàng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ vốn vay lưu động ngắn hạn cho ngư dân...
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, diện tích ao gia đình: 2.285 ha; hồ chứa nhỏ: 1.100 ha ; hồ Núi Cốc: 2.500 ha ; nuôi cá ruộng: 115 ha. Theo đó, sản lượng thủy sản phấn đấu đạt 7.500 tấn, trong đó, sản lượng cá Tầm là 30 tấn.

Trong năm 2013, huyện Gò Công Đông đã thả nuôi tổng cộng trên 1.000 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong hai vụ nuôi I và II. Bà con đã thu hoạch được tổng cộng gần 3.500 tấn tôm xuất khẩu, trong đó có 930 tấn tôm sú, còn lại là tôm thẻ.

Ông Tiêu Tùng ở thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những người đầu tiên xây dựng thành công trang trại nuôi heo ky. Nhiều năm qua, việc nuôi heo ky đã mang về cho ông một khoản thu nhập đáng kể.

Tin rằng với sự thận trọng của nông dân, sự hướng dẫn của ngành chuyên môn và những quan tâm chính quyền địa phương thì người nuôi tôm Vĩnh Châu sẽ tiếp tục đạt hiệu quả cao trong vụ nuôi năm 2014.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu một số đơn vị xuất hóa chất sát trùng và vaccine dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do bão lũ như Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Kon Tum…