Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Phú Thọ

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên sông ở tỉnh Phú Thọ đã và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ cho rằng, sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá, vấn đề môi trường.
Phần lớn người nuôi mới chỉ đi học tập kinh nghiệm ở một số địa phương, chưa qua các lớp tập huấn, kinh nghiệm chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, xử lý chất thải... còn thiếu. Việc phát triển nuôi cá lồng, nhưng con giống vẫn phải mua tận Hải Dương, Bắc Ninh và các tỉnh phía nam, chi phí cao, không chủ động.
Do vậy, việc chủ động sản xuất con giống tại chỗ vừa bảo đảm kỹ thuật, giá thành hạ, phục vụ nuôi cá lồng quy mô lớn đang là vấn đề người nuôi cá mong mỏi và cần có một giải pháp để tháo gỡ cho người dân.
Ðể phát triển nghề nuôi cá lồng một cách bền vững, cần phải có quy hoạch chi tiết đối với từng địa phương và phổ cập kỹ thuật chăn nuôi cho người dân. Người nuôi cá và cán bộ kỹ thuật thủy sản luôn mong muốn có các chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng; quy hoạch vùng nuôi, quản lý nguồn nước, tăng cường cán bộ kỹ thuật, nhất là kỹ sư thú y chuyên về thủy sản; mở thêm các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh thủy sản; tạo điều kiện cho người có nhu cầu vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư mở rộng sản xuất, ổn định, góp phần cho nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Qua kiểm tra, đánh giá giai đoạn 2005-2010 thành phố Việt Trì đã khuyến khích khôi phục, phát triển lại; huyện Phù Ninh lập dự án trồng hồng không hạt Gia Thanh. Giai đoạn 2012-2015 UBND tỉnh phê duyệt dự án trồng mới 30 ha hồng không hạt trên địa bàn huyện Phù Ninh, đến nay đã trồng được 13 ha.

Vụ mì vừa qua bà Mai cùng một số hộ nông dân khác ở Nghĩa Điền sử dụng giống mì NA1 để trồng trên đất mì cũ. So với giống mì KM94 mà nhiều hộ dân trồng trước đó, giống mì NA1 mới này cho năng suất bình quân lên đến 40 tấn/ha. Bà Mai cho biết thêm, so với thu nhập 7 triệu đồng/vụ mì từ giống KM94 thì khi chuyển sang trồng mì NA1, vụ mì năm 2014 thu nhập lên đến 12 triệu đồng/ha.

Nhiều xã khi còn thuộc huyện Sơn Tịnh đã được phê duyệt về “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Tuy nhiên mọi nguồn vốn đầu tư... vẫn còn trên giấy, dẫn đến khối lượng công việc không thể thực hiện được, ứ lại, dồn qua năm sau. “Đến khi sáp nhập vào TP.Quảng Ngãi, cấp trên yêu cầu phải thực hiện lại Đề án trong khi số tiền thuê tư vấn thực hiện đề án của những năm trước vẫn còn nợ”, ông Văn Nguyên - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Thiện bày tỏ.

Năm 2014 được đánh giá là năm thắng lợi của ngành nông nghiệp Quảng Ngãi. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt hơn 3.294 tỷ đồng, vượt kế hoạch và tăng 4,3% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực đạt 479.554 tấn, bằng 101,3% kế hoạch năm và tăng 2,3% so với năm 2013.

Với nhiều ngư dân thì có một chiếc tàu lớn đủ sức vươn khơi dài ngày đã là một sự chắt chiu trong nhiều năm, thậm chí cả đời vẫn không có. Thế nhưng ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), một ngư dân bỏ ra một số tiền “khủng” đóng mới 3 chiếc tàu công suất lớn cùng một lúc. Đó là anh Nguyễn Văn Hiền.