Tháo Dỡ Bè Nuôi Tôm Hùm Trái Phép Ở Ninh Thuận

Ngày 5-10, UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã tổ chức lực lượng cưỡng chế, tháo dỡ hàng loạt bè nuôi tôm trái phép tại khu vực gần bãi tắm Bình Sơn - Ninh Chữ.
Các cơ quan chức năng đã cử lực lượng đến từng bè nuôi tôm hùm lồng trái phép trên biển, tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ chấp hành việc tháo dỡ và di dời bè nuôi tôm đến nơi quy định (trước đó có sáu hộ tự tháo dỡ); đồng thời kiểm đếm, lập biên bản và dùng tàu kéo bè nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Đã, ở phường Đông Hải về cảng Khánh Hội, huyện Ninh Hải để tháo dỡ.
Trước sự kiên quyết của lực lượng cưỡng chế, tính đến 16 giờ 30 phút cùng ngày đã có 12/42 hộ tự nguyện di dời bè nuôi tôm về vùng biển đã được tỉnh quy hoạch.
Chủ tịch UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm Trần Minh Nam, cho biết: “Địa phương tiếp tục tuyên truyền và vận động những hộ còn lại tự nguyện di dời, nếu không chấp hành, chúng tôi kiên quyết cưỡng chế”.
Như NDĐT đã đưa tin, tỉnh Ninh Thuận quy hoạch địa điểm để nuôi tôm hùm lồng tại vùng biển gần bờ biển xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (cách bờ biển Bình Sơn - Ninh Chữ gần bốn hải lý).
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của ngành chức năng, tháng 3/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10.194 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, 269 ha tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại trên 70% và 9.925 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp thiệt hại từ 30 - 70%.

Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, sâu bệnh đe dọa đến trồng trọt. Để khắc phục những bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đồng Nai đã và đang ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

Rời miền sông nước tỉnh Đồng Tháp, đến vùng đất mới thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để lập nghiệp từ năm 2010, ông Huỳnh Văn Tuyển chỉ có sự cần cù, kinh nghiệm trồng cây ăn trái cùng số vốn khiêm tốn của gia đình để gầy dựng cơ nghiệp.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, từ trung tuần tháng 4-2013 đến nay, nông dân ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống... đã thả 250 triệu con giống tôm sú xuống gần 3.900 ha ao nuôi.

Những năm gần đây, xã Cát Tài (huyện Phù Cát) đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi mùa vụ, cây trồng có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng mức sống cho người nông dân ở địa phương.