Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Tỷ Phú Từ 8 Sào Cà Phê

Thành Tỷ Phú Từ 8 Sào Cà Phê
Ngày đăng: 13/04/2012

Không chỉ làm ăn giỏi, anh Sơn còn được biết đến như một Mạnh Thường Quân. Hàng năm, anh trích ra 150 triệu đồng cho hội viên nghèo vay không lấy lãi để phát triển kinh tế và nhận giúp đỡ một hộ thoát nghèo.

Năm 1997, anh Vũ Tuấn Sơn từ Ninh Bình vào thôn Bình An, xã Đleiya, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) lập nghiệp. Gom hết vốn liếng, anh mua được 8 sào rẫy. 5 năm quần quật, đầu tắt mặt tối mà anh vẫn nghèo. Năm 2002, anh quyết định tham gia sinh hoạt Hội ND. "Được Hội hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, tôi mới thực sự sáng ra và tìm được con đường làm giàu từ mô hình sản xuất cà phê bền vững".

Anh Sơn cho biết, nhờ mô hình này, mỗi năm anh tiết kiệm khoảng 30% chi phí do giảm bớt lượng phân hóa học (chuyển sang dùng các loại phân ủ từ các nguyên liệu có sẵn), thuốc trừ sâu và tưới nước một cách khoa học.

Không chỉ tiết kiệm được đáng kể chi phí, cà phê của anh ngày càng tốt hơn, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên đáng kể. Nhờ đó, mỗi năm lợi nhuận của anh gấp rưỡi so với những vườn cà phê canh tác thông thường.

Vốn cần cù, biết tích góp, từ 8 sào cà phê ban đầu, đến nay anh Sơn đã có trong tay 10ha trồng cà phê canh tác bền vững và các loại cây trồng khác, với thu nhập hàng năm (đã trừ chi phí) khoảng 1 tỷ đồng. Đất nhiều, công ít, thay vì phải thuê nhân công, anh chia ra trồng cà phê vối, cà phê chè và tiêu. "Làm như vậy trong 1 năm, tôi có 3 đợt thu hoạch. Vừa giảm bớt sức ép về nhân công, vừa cho thu nhập đều, ổn định, có vốn để bổ sung vào việc khác” - anh Sơn cho biết.

Không chỉ làm ăn giỏi, anh Sơn còn được biết đến như một Mạnh Thường Quân. Với nhiệm vụ là một Chi hội trưởng, anh tích cực phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho bà con và giúp đỡ các hội viên khác cùng làm giàu. Hàng năm, anh trích ra 150 triệu đồng cho hội viên nghèo vay không lấy lãi để phát triển kinh tế và nhận giúp đỡ một hộ thoát nghèo. Ngoài ra, anh sẵn sàng hiến hàng trăm mét vuông đất để làm đường, mỗi năm chi gần chục triệu đồng làm từ thiện...

Anh Vũ Tuấn Sơn là 1 trong 5 hộ SXKD giỏi tiêu biểu ở Đăk Lăk được về thủ đô dự Hội nghị Nông dân SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV vào tháng 5 tới.


Có thể bạn quan tâm

Đề Phòng Úng Ngập Lúa Mùa Do Bão Rammasun Đề Phòng Úng Ngập Lúa Mùa Do Bão Rammasun

Trưa 16/7, bão Rammasun đã đi vào Biển Đông. Theo dự báo, đây là cơn bão mạnh, sẽ gây mưa lớn 200-300 mm cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Khả năng gây ngập úng cho lúa mới cấy là rất cao, nhất là với vùng thung lũng miền núi phía bắc, vùng thấp trũng Đồng bằng sông Hồng.

17/07/2014
Cải Thiện Thu Nhập Nhờ Nuôi Ốc Bươu Đen Cải Thiện Thu Nhập Nhờ Nuôi Ốc Bươu Đen

Nuôi ốc bươu đen trong ao, mương vườn hiện đang là mô hình kiếm ra tiền cho bà con nông dân ở huyện Châu Thành A. Chính vì vậy mà cán bộ Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Châu Thành A Đỗ Thanh Hải thực hiện đề tài “Ứng dụng sản xuất giống và nghiên cứu nuôi ốc bươu đen thương phẩm”. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện nghiệm thu loại khá.

05/12/2014
Loại Thuốc Làm Chín Trái Vẫn Được Phép Sử Dụng Loại Thuốc Làm Chín Trái Vẫn Được Phép Sử Dụng

Trước vụ thu hoạch sầu riêng năm nay bà con ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại phập phồng lo lắng. Thông tin sử dụng thuốc làm chín trái trong vụ thu hoạch năm ngoái đã khiến người trồng lao đao vì giá bán xuống thấp, nguy cơ thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn bị mất dần.

17/07/2014
Giảm Dần Lúa “Ngoại”, Tăng Lúa “Nội” Giảm Dần Lúa “Ngoại”, Tăng Lúa “Nội”

Ông Phạm Đồng Quảng cũng khẳng định: “Xu hướng chung hiện nay là tỷ lệ lúa lai đang giảm dần, mặc dù đây là giống cho năng suất cao và dễ trồng, có khả năng chống chịu bệnh, phù hợp thời tiết, khí hậu nhưng giá trị không cao bằng các giống lúa thuần. Bà con đang chuyển dần sang trồng các giống lúa Bắc Thơm 7, BC 15, nếp thơm…”.

05/12/2014
Bước Đột Phá Trong Cải Tạo Giống, Phát Triển Đàn Trâu Của Huyện Vị Xuyên Bước Đột Phá Trong Cải Tạo Giống, Phát Triển Đàn Trâu Của Huyện Vị Xuyên

Với mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hoá, chú trọng phát triển con giống và tăng nhanh số lượng tổng đàn, trong giai đoạn từ tháng 5.2013 đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên chủ trương thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu tại xã Trung Thành. Đến nay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn xã.

17/07/2014