Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Rắn Mối Ở Bạc Liêu

Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Rắn Mối Ở Bạc Liêu
Ngày đăng: 15/05/2012

Đó là anh Nguyễn Văn Thuyết (35 tuổi, ngụ khóm 10, phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).

Ngoài khu nuôi 15.000 con rắn mối rộng khoảng 100 m2 tại khóm 10, anh Thuyết còn có 5 trại rắn mối ở thị trấn Giá Rai (huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Anh cho biết: Mấy năm về trước, trong một lần đi du lịch ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung, tình cờ được thưởng thức món rắn mối ở một nhà hàng sang trọng, tìm hiểu mới biết giá cả quá đắt nhưng nguồn cung thuộc loại khan hiếm nên anh tìm hiểu, học cách nuôi để áp dụng.

Vốn đầu tư ban đầu chỉ 4.000 đồng/con rắn mối nhưng khi bán giống tới 15.000 đồng/con. Mỗi năm rắn đẻ hai lứa, lứa đầu khoảng 10 con, lứa sau khoảng 15 con. Còn nếu nuôi rắn thương phẩm chỉ mất từ 4 đến 5 tháng, rắn đạt trọng lượng từ 18 - 30 con/kg. Với 6 trại nuôi rắn mối bán giống và bán rắn thương phẩm, mỗi năm tôi thu lời trên dưới 700 triệu đồng - Thuyết chia sẻ.

Thấy Thuyết làm hiệu quả, một số thanh niên trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu mua giống về manh nha thử nghiệm.

Được biết, đầu ra nguồn rắn thương phẩm của Thuyết chủ yếu từ Khu du lịch Hồ Nam (Bạc Liêu) và Nhà hàng Bình Xuyên (TPHCM). Hai điểm này đặt Thuyết cung ứng bình quân khoảng 40 kg rắn/ngày, giá bán dao động trên dưới 400.000 đồng/kg tùy thời điểm. Các nhà hàng này có thể chế biến thịt rắn mối thành các món cháo, chiên, nướng... tuyệt ngon, bổ dưỡng.

Có thể bạn quan tâm

Một Ngày Ở Một Ngày Ở "Xứ Sở Ngàn Dê"

Krông Pa là huyện có khí hậu nắng nóng quanh năm nhưng lại sở hữu điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê. Hiện nay, đàn dê ở Krông Pa được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai, trên chín ngàn con. Bởi vậy, nơi đây nhiều người biết đến như là “xứ sở ngàn dê”. Và thịt dê trở thành món không thể thiếu trong những lúc nhâm nhi và trong cả ngày Tết của người dân vùng này.

14/01/2015
Chị Mạch Thị Trường Xuân Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Sữa Chị Mạch Thị Trường Xuân Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Sữa

Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.

14/01/2015
Kiểm Tra Việc Phòng Chống Đói, Rét Cho Vật Nuôi Kiểm Tra Việc Phòng Chống Đói, Rét Cho Vật Nuôi

Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn và kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc. Đặc biệt, sở NN&PTNT phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò đến từng thôn bản và hộ gia đình.

14/01/2015
Sữa Tươi “Ế” Vì Liên Kết Lỏng Lẻo Sữa Tươi “Ế” Vì Liên Kết Lỏng Lẻo

Từ nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thảo, thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng có thu nhập chính từ chăn nuôi bò sữa. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 4 con bò, cho khai thác 50kg sữa/ngày. Ông Thảo cho biết, thời gian gần đây, trạm thu gom sữa thông báo và cắt giảm sản lượng sữa mua từ các hộ dân. Cứ 2 - 3 ngày, nhà ông Thảo lại bị "cắt" khoảng 7 - 8kg sữa. Số sữa "ế" này, gia đình ông phải quay sang làm sữa chua hay uống tươi, nhưng cũng không sử dụng hết.

14/01/2015
Thử Nghiệm Một Số Loại Cây Trồng Mới Thử Nghiệm Một Số Loại Cây Trồng Mới

Thời gian gần đây, tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), một số loại cây trồng mới đã được đưa vào trồng thử nghiệm. Hiện cây macca, bơ Booth đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao.

14/01/2015