Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Ếch

Hiện nay, ở các tỉnh Nam Ðịnh, Thái Bình, Tiền Giang... một số hộ đi tiên phong và đã thành công khi chọn nghề nuôi ếch giống Thái-lan để tăng thu nhập gia đình. Ðây là mô hình khá phù hợp với những nông dân ít đất sản xuất, thời gian nuôi ngắn nên đồng vốn xoay vòng nhanh và có thể kết hợp thả cá trong ao.
Về ấp 2, xã Ðạo Thạnh thuộc TP Mỹ Tho (Tiền Giang), tới thăm Trại ếch giống Bảy Có của ông Phan Văn Có, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi ếch xã Ðạo Thạnh. Năm 2008, ông Có bắt đầu thử nghiệm mô hình nuôi ếch giống Thái-lan trong ao đất, với 20 cặp ếch bố mẹ và 2.000 con ếch giống, lãi khoảng 30 triệu đồng.
Sau đó, mỗi năm, ông cho ếch sinh sản ba lần (mỗi cá thể ếch cái đẻ khoảng 2.000 trứng, tỷ lệ nở đạt 25%, giá ếch giống từ 1.000 đến 1.500 đồng/con). Ếch giống nuôi khoảng ba tháng (trọng lượng từ 0,2 đến 0,25 kg/con) là có thể xuất bán.
Tùy thời điểm, giá thu mua ếch thịt dao động từ 35 nghìn đến 70 nghìn đồng/kg. Vụ nuôi ếch năm 2012, ông nuôi 300 cặp ếch bố mẹ, bán được hơn 100 nghìn con ếch giống, thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Thời điểm này, trại ếch của ông có 16 bể, diện tích gần 200 m2 với tổng cộng 150 cặp ếch bố mẹ và 5.000 con ếch thịt.
Còn theo kinh nghiệm của các hộ nuôi ếch giống Thái-lan ở ấp 1, xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, thì nuôi ếch không khó, chỉ cần cho ăn đều đặn, nguồn nước nuôi sạch, phòng ngừa tốt các loại bệnh như mù mắt, sình bụng,... để ếch khỏe mạnh, giảm tỷ lệ hao hụt.
Nguồn thức ăn chủ yếu cho ếch là thức ăn viên dành cho cá. Một năm có thể nuôi từ hai đến ba lứa. Việc nuôi ếch thuận lợi hơn vào mùa nắng vì ếch ít nhiễm bệnh. Khi mua ếch về nuôi phải rõ nguồn gốc, chọn con giống khỏe và tỷ lệ đồng đều cao.
Có thể bạn quan tâm

Xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) có hơn 10 hộ nuôi cá lồng. Từ 3 ngày qua, các hộ nuôi cá lồng ven hai bờ sông Kênh Than, đoạn chảy qua hai xã trên, đau xót khi hàng tỷ đồng tiền cá mất trắng sau một đêm.

Đã hết 7 tháng của năm 2013 nhưng ngành cá tra vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có chính sách và quy hoạch phù hợp.

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.