Thành Triệu - Châu Thành (Bến Tre) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Dê Đạt Hiệu Quả Cao

Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.
Tuy nhiên, UBND huyện Châu Thành đã triển khai giải tỏa các loại cây này. Thay vào đó, mặt đê và hành lang bảo vệ đê được trồng các loại rau màu, mái đê chỉ được trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc. Từ đó, các hộ dân đã chuyển sang trồng cỏ voi trên mặt đê và mái đê để làm thức ăn cho gia súc. Mô hình này hiện đang mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân nơi đây.
50 hộ dân sinh sống ven tuyến đê sông Ba Lai trồng cỏ voi trên 3.000m2 đất để làm thức ăn cho trên 200 con bò và 80 con dê. Trung bình mỗi hộ có từ 2 - 4 con bò hoặc dê và cỏ voi các hộ trồng đủ lượng thức ăn tươi và dự trữ quanh năm cho đàn bò, dê của gia đình. Cỏ voi dễ trồng, là nguồn thức ăn dồi dào cho bò, dê giúp người nông dân tiết kiệm chi phí.
Ông Đặng Văn Chính - người dân ấp Phước Thạnh 2 cho biết, ông trồng cỏ ven tuyến đê đã được 2 năm trên diện tích 2.000m2 đất; cỏ do ông trồng không xịt thuốc trừ sâu nên cho bò ăn ông an tâm hơn là đi cắt cỏ ở những nơi khác; mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận từ đàn bò khoảng 50 - 60 triệu đồng.
Được biết, cỏ voi trồng khoảng 30 ngày, độ cao chừng 1,5m thì bắt đầu thu hoạch; sau đó thu tái sinh với chu kỳ 25 - 40 ngày. Chu kỳ trồng của cỏ voi là từ 3 - 4 năm. Ban đầu, cỏ voi cần bón lót, rồi phân đạm; sau đó thì chỉ tận dụng phân thải của bò hoặc dê để bón thêm nên chi phí đầu tư thấp, lại cho sản lượng cao trong nhiều năm.
Tuyến đê ven sông Ba Lai sắp tới sẽ xây dựng đường giao thông để người dân thuận tiện đi lại. Vì vậy, Hội Nông dân xã Thành Triệu khuyến cao bà con nông dân nơi đây cần tận dụng đất nhà trên vườn cây ăn trái để trồng thêm cỏ, để khi tuyến đê xây dựng đường giao thông, đàn bò, đàn dê của người dân vẫn có đủ nguồn thức ăn tươi, góp phần tăng thu nhập.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ trồng cây rau màu hiệu quả thấp sang trồng cỏ voi nuôi bò, dê tại xã Thành Triệu là hướng đi đúng trong mục tiêu phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện thành công tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

20 năm trước, già làng Vỗ Thư đã không quản khó nhọc vào rừng tìm nhặt hạt cây bời lời về gieo trồng.

Trước tình hình cá nuôi lồng bè chết hàng loạt gần khu vực Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn để người dân an tâm nuôi trồng thủy sản.

Chiều 26.11, Ban tổ chức (BTC) Hội chợ công thương, nông sản miền Bắc 2015 đã họp phiên cuối cùng (ảnh) để tổ chức Hội chợ tại TP.Bắc Ninh.

Mô hình Tổ nông dân tự hùn vốn xoay vòng giúp nhau xây nhà ở kiên cố trên địa bàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Bạc Liêu áp dụng các mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa; luân canh tôm – lúa; nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; trồng măng tây… được nhiều nông dân hưởng ứng phát triển mạnh.