Thanh Thủy Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Tái Sinh

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.
Những ruộng tốt có thể cho năng suất 70-80 kg sào, tương đương 1,8 đến 2 tấn/ha; nơi kém cũng có thể thu được 40-50 kg, trung bình 50-60 kg/sào. Ngoài ưu điểm đầu tư thấp, thời gian thu hoạch nhanh, lúa chét còn cho gạo rất ngon. Tùy theo giống cấy, nhưng do cây lúa tái sinh mọc tự nhiên, hạt thóc được thụ hưởng đầy đủ các tố chất của tự nhiên nên bao giờ gạo từ lúa tái sinh cũng ngon, đặm hơn so với hạt thóc thu từ sản xuất chính vụ.
Từ lâu lúa tái sinh đã được người dân nhiều vùng chiêm trũng tận dụng để tăng thu nhập; từ ba bốn năm nay Thanh Thủy đã thử nghiệm mô hình lúa tái sinh ở các xã vùng trũng như Đoan Hạ, Bảo Yên, Hoàng Xá… quy mô từ vài chục đến vài trăm ha. Trạm khuyến nông huyện đã nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật phổ biến đến nông dân.
Theo đó khi thu hoạch lúa chiêm xuân quản lý chặt chẽ vùng chiêm trũng, hạn chế làm dập rạ, không thả giông trâu bò, gia súc vào phá ruộng gặt, sau thu hoạch bón thêm mỗi sào 3-4 kg phân đạm, duy trì mực nước vừa phải để cây lúa sinh trưởng trổ bông kết hạt. Tiếp nối thành công vụ xuân hè năm 2012, năm nay Thanh Thủy đã mở rộng diện tích lúa chét lên trên 500 ha ở các xã có diện tích đồng chiêm trũng (ruộng cấy một vụ lúa).
Năm nay do thời điểm duy trì lúa tái sinh trời ít mưa, một số chân ruộng thiếu nước nên năng suất không cao bằng năm 2012. Theo đánh giá của huyện những chân lúa tái sinh tốt vụ này cho năng suất 50-60 kg/sào, phổ biến 40-50 kg. Tuy năng suất chưa cao bằng năm trước nhưng với kết quả này vụ lúa tái sinh năm nay huyện thu hoạch khoảng trên 800 tấn thóc. Đây là nguồn lương thực quý không chỉ bổ sung vào quỹ lương thực của huyện, mà còn từng bước tạo sản phẩm đặc sản phục vụ du lịch đang mở rộng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu là xoài, vải, chuối, thanh long, chôm chôm… Thời gian tới, Việt Nam sẽ bổ sung một số hoa quả vào danh mục xuất khẩu như vú sữa, xoài, thanh long ruột đỏ, chôm chôm, vải sang các thị trường khó tính Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Australia.

Cụ thể như tuyên truyền rộng rãi tới từng hộ sản xuất kinh doanh cà phê về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cà phê trong nền kinh tế thị trường, từ đó làm chuyển biến nhận thức của bà con trong việc thực hiện đúng quy trình thu hoạch cà phê chín với tỷ lệ trên cây từ 90% trở lên, không hái quả xanh cũng như để chín quá làm khô, rụng.

Đồng Nai nổi tiếng có những vùng bưởi ngon, như: bưởi đường lá cam Tân Triều, bưởi ruột hồng Định Quán... Tuy nhiên, loại trái ngon này vẫn chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa. Để phát triển cây bưởi bền vững, việc tăng diện tích cần gắn với cơ hội thị trường, nhất là hướng đến xuất khẩu.

Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là hướng đến sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáp ứng nhu cầu này, tại xã Tân Thuận Đông (TP.Cao Lãnh) người dân đã dần áp dụng mô hình sản xuất bao trái sạch, an toàn khá hiệu quả.