Thành Phố Hồ Chí Minh Thành Lập Trung Tâm Sản Xuất Giống Rau, Hoa

Công ty Giống cây trồng miền Nam vừa khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm giống rau, hoa (Củ Chi, TP.HCM) với tổng vốn đầu tư trên 30 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Quốc Vọng, giám đốc công ty Giống cây trồng miền Nam cho biết, bằng phương pháp sản xuất công nghệ sinh học hiện đại nhằm lọc dòng nhanh và đạt chất lượng xuất khẩu, sản xuất mô hình rau hoa tươi theo quy trình VietGAP để nông dân tham quan, trung tâm kỳ vọng sẽ nâng từ 10-15 chủng loại hạt giống hiện nay của đơn vị lên trên 30 chủng loại.
“Hiện trong số 8.000 tấn giống rau với 36 chủng loại sử dụng mỗi năm, có đến hơn 80% được nhập khẩu, khoảng 10% được nông dân tự sản xuất, còn lại là do doanh nghiệp và viện trường sản xuất. Do đó nhu cầu cần giống chất lượng rất lớn” - ông Vọng nói.
* Lập câu lạc bộ nông nghiệp đô thị
* Tại buổi tọa đàm “Giới thiệu mô hình sản xuất và bàn giải pháp chuyển đổi cây trồng, vật nuôi” tổ chức ở phường Thạnh Xuân (Q.12, TP.HCM) sáng 12-9, ông Vũ Anh Đức - chủ tịch UBND phường này - đã công bố thành lập CLB nông nghiệp đô thị phường Thạnh Xuân.
CLB có nhiệm vụ triển khai các mô hình cây trồng, vật nuôi phù hợp với người dân địa phương, góp phần ổn định và nâng cao thu nhập. CLB sẽ đứng ra kết nối, bảo vệ quyền lợi cho hội viên. Nông dân tham gia CLB sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật, con giống, giới thiệu đầu ra... để nuôi trồng đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Trần Hữu Trí - bí thư Quận ủy Q.12 - hoan nghênh cách làm mới, chủ động của phường Thạnh Xuân.
“Trong quá trình đô thị hóa hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nên việc ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất là việc làm rất cần thiết” - ông Trí nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 7-2-2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định thông qua dự luật nông nghiệp năm 2014 của Mỹ, trong đó có nội dung đưa cá tra/basa Việt Nam vào chương trình thanh tra, giám sát của họ. Theo nhận định của một số nhà chuyên môn, điều này ít nhiều sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào Mỹ nhưng nhanh nhất cũng phải đầu năm 2015.

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), trong năm 2013, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 526 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2012.

Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam. Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này. Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này. Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu b

Khi thời tiết ấm lên cần tranh thủ gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, xong trước ngày 25-2; có kế hoạch gieo mạ bổ sung đề phòng rét đậm, rét hại làm chết mạ và lúa.

Những năm gần đây, cây sắn dây đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá). Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 400 ha sắn dây, trong đó, tập trung ở một số xã như Ngọc Liên (hơn 80 ha), Ngọc Sơn (hơn 160 ha).