Thành Phố Hồ Chí Minh Tập Huấn Về Phòng Dịch Cúm Trên Chim Yến

Chi cục Thú y yêu cầu các hộ đang khai thác và dẫn dụ chim yến phải đảm bảo an toàn sinh học.
Chiều ngày 24/5, Chi cục Thú y TP HCM tổ chức hội nghị tập huấn các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên chim yến.
Hơn 100 hộ nuôi đang khai thác và dẫn dụ chim yến trên địa bàn TP HCM đã được Chi cục Thú y thành phố thông tin cụ thể về diễn biến dịch cúm A/H5N1 tại Ninh Thuận trong thời gian qua, và những biện pháp cần thực hiện ngay để đảm bảo an toàn dịch bệnh tại khu vực khai thác yến hiện nay.
Thông tư sắp ban hành về quy hoạch và quản lý đàn chim yến trên địa bàn TP HCM đến năm 2020 cũng được thông tin rộng rãi, nhằm giúp các hộ có định hướng gây dựng đàn khai thác yến trong thời gian tới.
Để chủ động phòng chống dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến, Chi cục Thú y TP HCM cũng yêu cầu các hộ đang khai thác và dẫn dụ chim yến phải đảm bảo an toàn sinh học, hạn chế người tham quan và thực hiện phun xịt khử trùng trên các loại côn trùng 1 lần/tuần.
Các hộ cũng phải hợp tác với các cơ quan thú ý trong việc lấy mẫu định kỳ. Khi phát hiện có chim yến chết, phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để khoanh vùng và xử lý những trường hợp phát hiện dịch đầu tiên, không để lây lan trên diện rộng.
Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP HCM cho biết, hội nghị tập huấn nhằm thông tin chính thống đến người dân về dịch bệnh trên chim yến, những nguy cơ và định hướng phát triển để các hộ khai thác có phương án khi thông tin mới ra đời.
Có thể bạn quan tâm

Ông Mười cho biết, cuộc sống gia đình trước đây rất khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào đồng lương giáo viên ít ỏi của vợ và 1,5 công đất ruộng. Để có thêm thu nhập, vợ chồng ông phải sang xã Khánh Hậu (TX Tân An, tỉnh Long An) thuê đất trồng lúa.

Ngày 20/1, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với ông Koya Nishikawa, Bộ trưởng Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản cùng đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Đó là các loại táo Granny Smith và táo Gala. Tại Mỹ, trong số những người bị nhiễm, có 31 ca phải nhập viện và ít nhất 3 người đã tử vong, 10 ca trong số đó đang mang thai và 1 ca bị sảy thai. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp xử lý và rà soát đầu mối nhập khẩu để tiến hành thu hồi kịp thời.

Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Hilmi Yahya cho biết nước này đã thu hồi 20.000 quả táo hiệu Gala và Granny Smith nhập khẩu từ Mỹ trị giá 82.000 RM (gần 25.700 USD) do lo ngại nhiễm vi khuẩn Listeria.

Sau đó, UBND thị xã Bỉm Sơn đã bàn giao cho UBND huyện Thạch Thành 24 con dê giống, để cấp cho 6 hộ nghèo của xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Thế nhưng chỉ có 12 con dê đến được với các hộ nghèo. Còn 12 con thì được chở thẳng đến trang trại của ông… Bí thư Huyện ủy.