Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Tiêu chí cánh đồng lớn

Tiêu chí bắt buộc
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; Quy hoạch nông thôn mới và các quy hoạch khác đã được phê duyệt.
b) Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.
c) Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:
- Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân.
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân.
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân.
- Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân.
d) Diện tích cây trồng sản xuất theo cánh đồng lớn phải là vùng sản xuất tập trung, có quy mô diện tích như sau:
- Đối với cây rau: từ 5 ha trở lên.
- Đối với cây hoa kiểng: từ 5 ha trở lên.
- Đối với cây ăn trái: từ 10 ha trở lên.
Vùng sản xuất tập trung đối với cây rau được phân bố gần kề trên cùng một khu vực canh tác; đối với cây hoa kiểng, cây ăn trái là các vườn cây liên tục nằm ngoài khu vực vườn nhà.
Tiêu chí khuyến khích
a) Cánh đồng lớn có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
b) Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP…) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Huyện Thuận Bắc có 6 xã với dân số gần 39.000 người, trong đó dân tộc Raglai và dân tộc Chăm chiếm đến 70%. Tuy là địa phương có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, với gần 320 km2, nhưng phần lớn là đồi núi, đất dốc và sỏi đá, tiềm năng để tạo động lực phát triển còn hạn chế, đời sống đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn.

Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.

Những năm gần đây, ở xã miền núi huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định không ít nông dân tận dụng tốt tiềm năng đất đai để đầu tư sản xuất và đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong đó có chị Huỳnh Thị Sương ở thôn Định An, thị trấn Vân Canh.