Thành Phố Hải Phòng Khẩn Trương Khống Chế, Giảm Nguy Cơ Lây Lan Dịch Bệnh Ở Tôm

UBND thành phố Hải Phòng vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương liên quan về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh ở tôm nuôi trên địa bàn tình phố.
Theo đó, dịch bệnh ở tôm nuôi xảy ra ở một số phường, xã thuộc các quận: Đồ Sơn, Dương Kinh, các huyện: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo với tổng diện tích bị bệnh hơn 40ha. Trước tình hình trên, UBND thành phố yêu cầu các địa phương có dịch và chưa có dịch, các sở, ngành, đơn vị chức năng triển khai các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch bệnh trên tôm, khẩn trương khống chế dịch bệnh ở tôm, giảm nguy cơ dịch lây lan, phát sinh ra diện rộng, hạn chế ô nhiễm môi trường và thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
Cụ thể, đối với địa phương có dịch cần tiến hành kiểm tra toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống, cơ sở ương nuôi tôm giống trong vùng dịch, vùng nguy cơ nhằm phát hiện sớm các trường hợp tôm nhiễm bệnh; tiến hành các biện pháp xử lý, cách ly, khử trùng, tiêu độc và khoanh vùng bị nhiễm bệnh theo quy định; tổ chức giám sát dịch đến từng cơ sở nuôi, hướng dẫn hộ nuôi thu gom, xử lý tôm bệnh, tuyệt đối không xả thải nước chưa qua xử lý ra môi trường làm lây lan dịch bệnh; xử lý tôm chết bằng vôi bột theo quy định…
Đối với địa phương chưa có dịch, cần tăng cường kiểm tra, giám sát đến tận cơ sở nuôi, hướng dẫn chủ cơ sở các biện pháp theo dõi, chăm sóc tôm, phát hiện và báo cáo dịch bệnh kịp thời; tăng cường vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, cách ly, chăm sóc tôm, kiểm tra chất lượng thức ăn, nước; sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong danh mục được phép; hướng dẫn người nuôi tôm thực hiện các quy trình, kỹ thuật nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản…
Các sở, ngành chức năng đôn đốc công tác phòng chống dịch; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển tôm giống vào thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Là phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.

Từ một hộ nghèo, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi đa canh, ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2B, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, Hoà Bình đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Trang trại của ông còn tạo việc làm cho hàng chục lao động của địa phương với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.

Sau khi chuyển đổi thành công từ nuôi tôm thẻ chân trắng sang mô hình trồng rong nho biển, anh Nguyễn Văn Dỗng lãi ròng mỗi năm 300 triệu đồng.

Một cơ sở sản xuất rau ở Long An mỗi ngày cung cấp ra thị trường 300-400kg rau sạch với giá nửa triệu đồng một kg. Cơ sở này trồng rau bằng hệ thống ánh sáng

Anh Trần Đình Sơn đã quyết định khoanh vùng nuôi vịt trời. Loài vật này nhanh chóng bén duyên với vùng đất khó, giúp gia đình anh có nguồn thu nhập khá.