Thành Phố Hải Phòng Khẩn Trương Khống Chế, Giảm Nguy Cơ Lây Lan Dịch Bệnh Ở Tôm

UBND thành phố Hải Phòng vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương liên quan về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh ở tôm nuôi trên địa bàn tình phố.
Theo đó, dịch bệnh ở tôm nuôi xảy ra ở một số phường, xã thuộc các quận: Đồ Sơn, Dương Kinh, các huyện: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo với tổng diện tích bị bệnh hơn 40ha. Trước tình hình trên, UBND thành phố yêu cầu các địa phương có dịch và chưa có dịch, các sở, ngành, đơn vị chức năng triển khai các biện pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch bệnh trên tôm, khẩn trương khống chế dịch bệnh ở tôm, giảm nguy cơ dịch lây lan, phát sinh ra diện rộng, hạn chế ô nhiễm môi trường và thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
Cụ thể, đối với địa phương có dịch cần tiến hành kiểm tra toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống, cơ sở ương nuôi tôm giống trong vùng dịch, vùng nguy cơ nhằm phát hiện sớm các trường hợp tôm nhiễm bệnh; tiến hành các biện pháp xử lý, cách ly, khử trùng, tiêu độc và khoanh vùng bị nhiễm bệnh theo quy định; tổ chức giám sát dịch đến từng cơ sở nuôi, hướng dẫn hộ nuôi thu gom, xử lý tôm bệnh, tuyệt đối không xả thải nước chưa qua xử lý ra môi trường làm lây lan dịch bệnh; xử lý tôm chết bằng vôi bột theo quy định…
Đối với địa phương chưa có dịch, cần tăng cường kiểm tra, giám sát đến tận cơ sở nuôi, hướng dẫn chủ cơ sở các biện pháp theo dõi, chăm sóc tôm, phát hiện và báo cáo dịch bệnh kịp thời; tăng cường vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, cách ly, chăm sóc tôm, kiểm tra chất lượng thức ăn, nước; sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong danh mục được phép; hướng dẫn người nuôi tôm thực hiện các quy trình, kỹ thuật nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản…
Các sở, ngành chức năng đôn đốc công tác phòng chống dịch; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển tôm giống vào thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng, ngay từ đầu năm, huyện Thạch Thành đã rà soát, giao chỉ tiêu về diện tích trồng cho từng xã. Căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch được giao, các xã đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân đào hố, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp.

Đó chính là nhận xét của ông Richard De Boer, Giám đốc Tổ chức Chứng nhận Control Union Hà Lan tại VN, đại diện GlobalG.A.P. trong buổi lễ chính thức trao giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế GlobalG.A.P.

Những ngày qua giá khóm tại các huyện Bến Lức, Thạnh Hóa (Long An) liên tục tăng cao. Ông Phạm Thiện Phước (ngụ ấp 5, xã Tân Tây, H.Thạnh Hóa) cho biết: “Hiện giá khóm (dứa) được thương lái mua tại ruộng từ 5.800 - 6.000 đồng/kg, tăng 2.800 - 3.000 đồng/kg so với tháng trước.

Các chuyên gia cảnh báo việc phụ thuộc vào thị trường này là mối hiểm họa mà nhiều ngành nông sản khác của VN đã phải gánh chịu như cao su, dưa hấu, thanh long...

Dù được hỗ trợ lãi suất vay vốn tới 4-6% trong suốt 11 năm, việc các chủ tàu có thể vay được vốn ngân hàng theo chính sách phát triển thủy sản tại Nghị định 67 của Chính phủ là không hoàn toàn dễ dàng.