Thành Phố Cà Mau Phát Triển Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.
Để giúp cho sản xuất đạt hiệu quả, Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau kết hợp với các ngành chuyên môn hoàn thành giai đoạn 1 phát triển lưới điện 3 pha vùng dự án cụm nuôi tôm công nghiệp tập trung: Hòa Thành, Hòa Tân và phường 6.
Tiếp tục triển khai thực hiện dự án nuôi tôm công nghiệp 30 ha, do Sở Nông nghiệp &PTNT làm chủ đầu tư tại xã Hòa Tân; đồng thời chỉ đạo cho Trạm khuyến nông - khuyến ngư phối hợp với các xã, phường hướng dẫn bà con nông dân thả tôm theo đúng lịch thời vụ, nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa… tăng cường công tác quản lý vùng nuôi, quản lý việc di nhập, vận chuyển và chất lượng tôm giống, tăng cường kiểm tra phòng tránh dịch bệnh trên tôm, nhất là tôm nuôi công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.

Giữa Bộ NN-PTNT và Cục Hàng không (Bộ GT-VT) hiện đang có hai cách nói khác nhau về con cá tầm lưu thông ùn ùn trên thị trường. Trong khi Bộ NN-PTNT khẳng định, cá tầm nuôi ở trong nước chỉ đủ tiêu thụ tại xung quanh khu vực nuôi, cá nuôi ở miền Trung, Tây Nguyên còn nhiều hơn miền Bắc thì cá từ ngoài Bắc lại đang “chở bằng máy bay” ồ ạt vào miền Nam tiêu thụ, rõ ràng là cá tầm lậu. Song Cục Hàng không lại có nhận định khác.

Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.

Vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã ký văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi tôm năm 2013.