Thanh Lý Rừng Trồng Phòng Hộ Ở Núi Thành, Duy Xuyên

UBND tỉnh vừa quyết định thanh lý hơn 27,6ha rừng trồng bị thiệt hại do bão số 11 năm 2013 gây ra tại lô a, khoảnh 8 và 9, tiểu khu 597, xã Tam Sơn; lô a, b, c, d, e, f, g, h, i, khoảnh 2, tiểu khu 608, xã Tam Trà thuộc khu vực Núi Huỳnh (huyện Núi Thành) nằm trong lâm phận của Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh. Khu vực nêu trên trồng keo tai tượng vào năm 2008.
Hiện tại sản lượng lâm sản ước tính hơn 474m3; giá trị thiệt hại hơn 1 tỷ đồng, trong khi đó, giá trị tận thu lâm sản hơn 389 triệu đồng. Quyết định của UBND tỉnh nêu rõ, việc thanh lý không qua đấu thầu, đấu giá với mức giá thu hồi gỗ thanh lý rừng trồng là 820 nghìn đồng/m3 gỗ.
* Cùng thời gian, UBND tỉnh thống nhất chủ trương thanh lý 65,7ha rừng trồng Dự án JBIC của chủ rừng là các đoàn thể: Ban Chấp hành (BCH) Đoàn Thanh niên, BCH Hội Nông dân, BCH Công đoàn xã, BCH Hội Cựu chiến binh, BCH Hội LHPN xã Duy Phú (Duy Xuyên) thuộc đối tượng rừng trồng Dự án JBIC không có khả năng thành rừng và không đạt các tiêu chí rừng phòng hộ do nguyên nhân bất khả kháng tại khu vực Quảng Lai, xã Duy Phú (Duy Xuyên).
Rừng này trồng loại cây sao đen xen keo lai vào các năm 2003, 2004, 2005. Tổng sản lượng lâm sản ước tính hơn 1.610m3 với số vốn đầu tư hơn 795 triệu đồng, giá trị thiệt hại gần 2 tỷ đồng, giá trị lâm sản tận thu hơn 1,77 tỷ đồng.
UBND tỉnh thống nhất phương án cho phép các tổ chức đoàn thể của UBND xã Duy Phú được chỉ định đơn vị khai thác và bao tiêu gỗ khai thác tận dụng từ thanh lý rừng. Việc thanh lý không qua đấu thầu, đấu giá với mức giá thu hồi là 1,15 triệu đồng đồng/m3 gỗ tận thu, tận dung.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này cũng chứng kiến sự đột phá trong đổi mới tổ chức ngành hàng với sự ra đời của Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Ban này là hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong nghiên cứu và đề xuất chính sách, điều phối việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, thông tin và đối thoại, xúc tiến thương mại…

Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sao Mai An Giang, cho biết: Nhà máy tinh luyện dầu cá tra cao cấp của Tập đoàn vừa đi vào hoạt động, sản phẩm đã có mặt tại thị trường Việt Nam với công suất ban đầu 100 tấn/ngày. Đây là nhà máy đầu tiên trên thế giới SX dầu thực phẩm từ mỡ cá tra, basa.

Nhiều doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ chế biến nông, thủy sản ở ĐBSCL cho biết vẫn loay hoay tìm công nghệ thích hợp phát triển sản phẩm từ sơ chế đến tinh chế; bảo quản, đóng gói bao bì để nâng cao giá trị... hoặc có nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm nhưng chưa tìm được địa chỉ hỗ trợ.

Là địa phương có mặt bò sữa sớm nhất ở Vĩnh Phúc từ năm 2000-2001, đến nay, Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) đã trở thành vựa bò sữa chiếm 2/3 tổng đàn bò sữa toàn tỉnh. Ông Bùi Như Ý, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc bảo rằng, nếu để nói về những bức xúc, trăn trở về chương trình bò sữa thì Vĩnh Thịnh chính là bức tranh của “Vĩnh Phúc thu nhỏ”.

Ngày 24/11 Công an tỉnh Kon Tum cho biết, qua tiến hành truy quét tại khu vực Nam Sa Thầy, đội công tác tăng cường cơ sở đã phát hiện 2 vụ khai thác, cất giấu lâm sản trái phép trong rừng với tổng khối lượng là 19,732m3 gỗ quy tròn các loại.