Thanh Long Vụ Nghịch Rộng Đầu Ra

Ngày 18/2, vừa thu hoạch được gần 6 tấn thanh long trên diện tích 7.000 m2 (550 trụ), anh Nguyễn Văn Tranh, nông dân ở ấp Song Tân, xã An Lục Long, huyện Châu Thành, Tiền Giang, đã có thương lái tới hỏi mua liền. Giá mua ngay tại vườn là 11.500 đ/kg. So với mức giá 15.000-16.000 đ/kg cách đây khoảng nửa tháng, giá thanh long vậy là đã giảm vì sản lượng đang tăng mạnh do nông dân thu hoạch rộ vụ nghịch, nhưng vẫn là mức giá tốt, bởi chỉ cần bán được 6.000 đ/kg là đã có lời rồi. Bởi thế, không do dự, anh Tranh cho xuất bán liền toàn bộ 6 tấn thanh long, thu về được 65 triệu đồng. Trừ chi phí, anh có khoản lợi nhuận trên 40 triệu đồng.
Theo Nguyễn Văn Tranh, năng suất bình quân thanh long vụ nghịch ở An Lục Long là khoảng 20 tấn/ha. Với giá bán 11.500 đ/kg ngay tại vườn, nông dân hoàn toàn có thể thu lời hơn 100 triệu đ/ha. Nhưng nếu còn thanh long để thu hoạch vào thời điểm này, anh Tranh sẽ còn thu bộn tiền hơn nữa, vì trong vòng nửa tháng qua, giá thanh long mà thương lái thu mua tại vườn đã tăng liên tục. Ông Trương Minh Trung, chủ nhiệm HTX Thanh long Long Hội (xã An Lục Long), cho biết, do nhu cầu XK tăng cao, thương lái đang đổ xô về các vùng thanh long để thu mua, do đó, giá thanh long hiện đã tăng lên tới 16.000 đ/kg, có nơi tới 17.000 đ/kg. Theo ông Trung, mỗi ha trồng thanh long ở An Lục Long, mỗi năm mức đầu tư bình quân là khoảng 200 triệu đồng. Tính gộp cả các vụ thuận, nghịch, năng suất cả năm là 50 tấn/ha. Nếu được giá bán bình quân cả năm khoảng 9.000-10.000 đ/kg, nông dân dư sức thu lời trên 100 triệu đ/ha. Vì thế, giá bán 16.000 đ/kg ngay tại vườn như hiện nay là quá đẹp. Nếu tính giá thành một cách rộng rãi là 6.000 đ/kg, thì mỗi kg thanh long bán ra, nông dân đang lời tới 10.000-11.000 đồng.
Ở vùng thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang), tuy giá thanh long mua tại vườn thấp hơn một chút so với bên huyện Châu Thành (Long An), nhưng cũng đang làm cho người nông dân yên tâm về một mùa thanh long vụ nghịch đạt lợi nhuận cao. Ông Phạm Tấn Nguyên, nông dân ấp Long Thạnh, xã Quơn Long hiện đang trồng 2.000 trụ thanh long trên diện tích 1,8 ha. Cách đây nửa tháng, ông Nguyên thu hoạch được 22 tấn thanh long, bán được giá 11.000 đ/kg, thu về 242 triệu đồng. Trừ chi phí khoảng 70 triệu đồng, ông Nguyên có khoản lợi nhuận tới 172 triệu đồng. Thông tin mới nhất từ ông Nguyên cho thấy giá thanh long thu mua tại vườn ở xã Quơn Long hiện đã lên tới 15.000-16.000 đ/kg.
Tại một vườn thanh long ở xã Dương Xuân Hội (Châu Thành, Long An), tôi tình cờ gặp ông Tư Nghiêm, một chủ vườn thanh long đến từ thôn Phú Nhanh, xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Ông Nghiêm cho biết, giá thanh long Bình Thuận bán ngay tại vườn cách đây 4-5 hôm đã lên tới 19.000 đ/kg. Mấy ngày qua, giá có giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao 16.000 đ/kg. Tuy nhiên, do chi phí xông đèn khá cao, lên tới 10.000 đ/kg, nên với giá bán như trên, người trồng thanh long Bình Thuận thu lời thấp hơn so với nông dân Long An, nhưng cũng đạt mức tốt là khoảng 6.000 đ/kg.
So với giá thanh long vụ nghịch năm ngoái, giá thanh long hiện tại vẫn còn thấp hơn. Hồi tháng 2/2011, giá thanh long loại đạt tiêu chuẩn XK, đã có những lúc lên tới 18.000-19.000 đ/kg, thậm chí là 20.000 đ/kg. Tuy nhiên nếu so với giá thanh long hồi vụ thuận năm 2011 và giá đầu vụ nghịch 2011-2012, thì giá thanh long hiện tại đã cao hơn đáng kể. Ông Phạm Văn Hiệp, nông dân xã Thanh Bình (Chợ Gạo), cho biết, so với hồi đầu vụ nghịch (khoảng tháng 10 năm ngoái), giá thanh long hiện tại đã cao hơn tới 9.000 đ/kg.
Giá thanh long hiện đang ở mức tốt, chủ yếu do đầu ra XK đang tương đối thuận lợi. Theo ông Ngô Văn Nghiêm, thông tin từ các thương lái chuyên đánh hàng đi Trung Quốc, cho thấy, do thời tiết nước này đã ấm lên sau một mùa đông lạnh giá, nên người dân Trung Quốc đang ăn mạnh thanh long trở lại. Đồng thời thanh long cũng đang được thu mua để XK sang các thị trường khác như EU, Nhật Bản … Thậm chí một cường quốc trái cây ở ngay trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan cũng đang có nhu cầu NK thanh long Việt Nam với khối lượng không nhỏ. Theo thông tin từ một số DN XK trái cây, hiện đang có một số DN Thái Lan sang tìm mua thanh long Việt Nam để về phân phối trên thị trường trái cây nội địa của nước này. Ông Nguyễn Công Danh, GĐ Cty Long Việt (Tiền Giang), cho hay, do nhu cầu của khách hàng nước ngoài khá lớn, nên mỗi ngày, riêng công ty này đã có thể xuất đi từ 60-80 tấn thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất hỗ trợ tàu cá hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng, ngư dân không mấy mặn mà vì cho rằng nó không phát huy tác dụng như mong đợi.

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.

Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước vùng đầm phá. Ở Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu (thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bà con ngư dân nuôi tôm, cá sử dụng thức ăn tự nhiên góp phần làm sạch môi trường nước.

Đại diện cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cá tra đều đồng tinh rằng việc nuôi theo hợp đồng với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra là cách bảo đảm cho người nuôi có lãi, hạn chế rủi ro khi nguồn nguyên liệu dư thừa hay thiếu hụt đẩy người nuôi cá nhỏ lẻ vào cảnh khó khăn.

Trong 96 mô hình ứng dụng sản xuất được triển khai trong năm 2013 ở huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) thì có 49 mô hình đầu tư nuôi gà thả vườn, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 227 con giống, trong đó, chủ yếu dành cho hộ nghèo và cận nghèo.