Thanh Long Và Nỗi Tâm Tư

Qua theo dõi, đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, chưa năm nào giá thanh long trong tỉnh lại ít biến động và đứng ở mức cao (từ 10.000 đồng đến trên 30.000 đồng/kg) như năm 2013.
Thậm chí, có mặt tại các chợ bán lẻ tại một tỉnh miền Trung, chúng tôi còn ghi nhận được, thanh long thuộc loại hàng dạt ở Bình Thuận, khi ra đến tận tay người tiêu dùng vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán 2014 đã có giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg. Không ít hộ gia đình tại huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, sau khi xuất bán một lứa thanh long trái vụ có thể “tậu” xe 4 bánh, xây nhà, mua sắm nhiều vật dụng đắt tiền trong gia đình...
Bức tranh sáng màu đó chính là động lực thúc đẩy phát triển đời sống kinh tế của người trồng thanh long nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Tuy nhiên, cũng chính từ lý do đó, trong năm qua diện tích thanh long trong tỉnh đã không ngừng tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững của thị trường tiêu thụ, khi xảy ra hiện tượng “cung vượt cầu”.
Mới đây, tôi có dịp tháp tùng đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Văn Tí đến gặp mặt, trò chuyện cùng một số bà con trồng thanh long trên địa bàn xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc). Tận mắt chứng kiến những người nông dân chân chất, với nụ cười rạng rỡ vì mới “trúng giá” thanh long, chúng tôi cũng không khỏi vui lây.
Đáng mừng hơn nữa, chính là nhận thức của bà con về sản xuất thanh long an toàn đã nâng cao thấy rõ. Họ biết rằng, sản xuất thanh long VietGAP vô cùng cần thiết để giữ vững thương hiệu thanh long Bình Thuận, an toàn cho người tiêu dùng và có tính bền vững cao trên thị trường tiêu thụ...
Biết vậy, nhưng không ít nông dân vẫn còn đó nỗi âu lo canh cánh và những tâm tư khó giải bày. Bởi lẽ, thực tế hiện nay thị trường tiêu thụ thanh long của tỉnh chủ yếu vẫn là Trung Quốc, thông qua đường tiểu ngạch. Ở nước này, thị trường thường yêu cầu trái to, tai xanh, không kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm.
Khi thị trường là mệnh lệnh, không ít thương lái vì lợi ích kinh tế, nên đã yêu cầu chủ vườn xịt thuốc tăng trưởng cho thanh long trước khi cắt. Mặt khác, trong khi phong trào sản xuất thanh long VietGAP đang được tỉnh và đông đảo bà con ra sức triển khai thực hiện, thì lợi ích giữa sản xuất VietGAP và không VietGAP chưa có sự khác biệt rạch ròi. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến động lực sản xuất an toàn của các hộ dân.
Thông qua buổi gặp gỡ và trao đổi tâm tư với lãnh đạo tỉnh và Hiệp hội thanh long Bình Thuận, những khó khăn về nguồn điện chong đèn; tình hình sâu bệnh trên thanh long; phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng tràn lan ngoài thị trường; việc quản lý chặt chẽ đội ngũ thương lái thu mua... được nông dân trồng thanh long ở xã Hàm Chính kiến nghị với lãnh đạo tỉnh.
Riêng tôi, thiết nghĩ những kiến nghị trên lâu nay vốn là trăn trở của không riêng gì nông dân xã Hàm Chính. Đó cũng là những băn khoăn, lo lắng của đông đảo bà con trồng thanh long trong tỉnh nói chung. Do vậy để giải quyết được vấn đề này, vai trò của các đơn vị quản lý nhà nước liên quan có vị trí rất quan trọng.
Nhất là việc xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm để xây dựng thương hiệu thanh long Bình Thuận; xử lý dịch bệnh; thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Song song đó, nông dân cần tiếp tục phát huy quá trình sản xuất thanh long VietGAP để nâng cao chất lượng trái thanh long... Có như vậy, “rồng xanh” Bình Thuận mới đủ sức vươn xa trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

au một đêm, hàng tấn cá nuôi chết trắng nổi khắp mặt hồ. Tình trạng trên đã diễn ra từ vài ngày nay gây thiệt hại lớn cho hộ nuôi cá, đồng thời khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Một loài cá cực ngon, dáng đẹp, từng xuất hiện vô số trên sông Mê Kông nay đối diện nguy cơ tuyệt chủng, có tên trong Sách đỏ. Giờ đề cập đến tên chúng, những người sống bằng nghề "đâm hà bá" đều lạ lẫm, mỗi người nói về loại cá này một cách…

Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác

Ngày 29/2, ông Hồ Văn Ngưm - Trưởng phòng NN-PTNT huyện A Lưới (TT- Huế) cho biết, vài tháng trở lại đây khoảng hơn 40 ha cao su của hàng chục hộ dân ở xã A Roàng bị loài thú lạ về cắn phá gây chết cây trên diện rộng.

Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây cacao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo dự án phát triển 10.000 ha cacao của tỉnh Bến Tre, được nhiều nông dân hưởng ứng. Ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, xã Vang Quới Đông (Bình Đại - Bến Tre) đã trồng thành công cây cacao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn cách đây 3 năm.