Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Và Nỗi Tâm Tư

Thanh Long Và Nỗi Tâm Tư
Ngày đăng: 11/03/2014

Qua theo dõi, đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, chưa năm nào giá thanh long trong tỉnh lại ít biến động và đứng ở mức cao (từ 10.000 đồng đến trên 30.000 đồng/kg) như năm 2013.

Thậm chí, có mặt tại các chợ bán lẻ tại một tỉnh miền Trung, chúng tôi còn ghi nhận được, thanh long thuộc loại hàng dạt ở Bình Thuận, khi ra đến tận tay người tiêu dùng vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán 2014 đã có giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg. Không ít hộ gia đình tại huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, sau khi xuất bán một lứa thanh long trái vụ có thể “tậu” xe 4 bánh, xây nhà, mua sắm nhiều vật dụng đắt tiền trong gia đình...

Bức tranh sáng màu đó chính là động lực thúc đẩy phát triển đời sống kinh tế của người trồng thanh long nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Tuy nhiên, cũng chính từ lý do đó, trong năm qua diện tích thanh long trong tỉnh đã không ngừng tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính  bền vững của thị trường tiêu thụ, khi xảy ra hiện tượng “cung vượt cầu”.

Mới đây, tôi có dịp tháp tùng đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Văn Tí đến gặp mặt, trò chuyện cùng một số bà con trồng thanh long trên địa bàn xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc). Tận mắt chứng kiến những người nông dân chân chất, với nụ cười rạng rỡ vì mới “trúng giá” thanh long, chúng tôi cũng không khỏi vui lây.

Đáng mừng hơn nữa, chính là nhận thức của bà con về sản xuất thanh long an toàn đã nâng cao thấy rõ. Họ biết rằng, sản xuất thanh long VietGAP vô cùng cần thiết để giữ vững thương hiệu thanh long Bình Thuận, an toàn cho người tiêu dùng và có tính bền vững cao trên thị trường tiêu thụ...

Biết vậy, nhưng không ít nông dân vẫn còn đó nỗi âu lo canh cánh và những tâm tư khó giải bày. Bởi lẽ, thực tế hiện nay thị trường tiêu thụ thanh long của tỉnh chủ yếu vẫn là Trung Quốc, thông qua đường tiểu ngạch. Ở nước này, thị trường thường yêu cầu trái to, tai xanh, không kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm.

Khi thị trường là mệnh lệnh, không ít thương lái vì lợi ích kinh tế, nên đã yêu cầu chủ vườn xịt thuốc tăng trưởng cho thanh long trước khi cắt. Mặt khác, trong khi phong trào sản xuất thanh long VietGAP đang được tỉnh và đông đảo bà con ra sức triển khai thực hiện, thì lợi ích giữa sản xuất VietGAP và không VietGAP chưa có sự khác biệt rạch ròi. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến động lực sản xuất an toàn của các hộ dân.

Thông qua buổi gặp gỡ và trao đổi tâm tư với lãnh đạo tỉnh và Hiệp hội thanh long Bình Thuận, những khó khăn về nguồn điện chong đèn; tình hình sâu bệnh trên thanh long; phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng tràn lan ngoài thị trường; việc quản lý chặt chẽ đội ngũ thương lái thu mua... được nông dân trồng thanh long ở xã Hàm Chính kiến nghị với lãnh đạo tỉnh.

Riêng tôi, thiết nghĩ những kiến nghị trên lâu nay vốn là trăn trở của không riêng gì nông dân xã Hàm Chính. Đó cũng là những băn khoăn, lo lắng của đông đảo bà con trồng thanh long trong tỉnh nói chung. Do vậy để giải quyết được vấn đề này, vai trò của các đơn vị quản lý nhà nước liên quan có vị trí rất quan trọng.

Nhất là việc xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm để xây dựng thương hiệu thanh long Bình Thuận; xử lý dịch bệnh; thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Song song đó, nông dân cần tiếp tục phát huy quá trình sản xuất thanh long VietGAP để nâng cao chất lượng trái thanh long... Có như vậy, “rồng xanh” Bình Thuận mới đủ sức vươn xa trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Hiểu Về Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Thủy Sản Tìm Hiểu Về Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Thủy Sản

Nếu tôm cá nuôi không bị bệnh, tất nhiên người nuôi sẽ không sử dụng thuốc để điều trị thì các sản phẩm thủy sản sẽ có cơ hội đáp ứng được yêu cầu về “ An toàn-Chất lượng”.

25/02/2014
Nhiều khả năng nghêu chết là do biến động môi trường Nhiều khả năng nghêu chết là do biến động môi trường

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.

09/04/2015
Kỹ Thuật Nuôi Cá Linh Kỹ Thuật Nuôi Cá Linh

Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành hàng đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông Nhãn đã tận dụng 2 ha mặt nước để nuôi cá linh từ năm 2007 đến nay, mỗi năm cá linh của ông nuôi trong ao đều thắng đậm, bán được giá cao mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.

25/02/2014
Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

26/02/2014
Thả Nuôi Vụ Tôm Mới Hơn 30.620 Ha Ở Bạc Liêu Thả Nuôi Vụ Tôm Mới Hơn 30.620 Ha Ở Bạc Liêu

Trong tháng 2/2014, nông dân đã thả nuôi vụ tôm mới trên diện tích hơn 30.620ha. Trong đó, nuôi tôm sú công nghiệp - bán công nghiệp hơn 1.030ha, còn lại là thả nuôi với các hình thức khác như: quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, nuôi tôm thẻ chân trắng...

26/02/2014