Thanh Long Ruột Đỏ Đức Mỹ Đạt Chuẩn VietGap

Sau thời gian ứng dụng qui trình sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, ngày 20-5-2014, Sở Khoa học Công nghệ Trà Vinh chính thức trao giấy chứng nhận VietGAP cho 14 hộ nông dân trồng thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, với tổng diện tích hơn 24 ha. Đây là sản phẩm trái cây đầu tiên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được công nhận đạt chuẩn VietGAP.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ cho biết: Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ là giống Thanh Long ruột đỏ Long Định 1, trọng lượng trái trung bình từ 0,5 - 0,8 kg/quả, mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
5 tháng đầu năm 2014, thông qua Công ty Nông sản Việt S (Đồng Tháp), Hợp tác xã đã xuất khẩu chào hàng thành công 1 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Hoa Kỳ. Thanh long ruột đỏ của Trà Vinh đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu hàng hoá.
Hiện nay, tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 70 ha thanh long ruột đỏ được trồng tập trung tại các huyện Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Cầu Ngang, cho sản lượng bình quân gần 2.000 tấn trái/năm; riêng Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ chiếm 32 ha, cho tổng sản lượng hơn 1.000 tấn trái/năm.
Có thể bạn quan tâm

Vòng chung kết Khởi nghiệp Nông nghiệp 2015 đã diễn ra tối ngày 3.10, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 15.9, Sở NNPTNT và Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ đã tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình “Bón phân chuyên dùng Văn Điển cho chè kinh doanh, có cây che bóng năm 2015” tại 2 huyện: Thanh Ba và Thanh Sơn.

Từ ngày 2 đến 4.10, Hội ND tỉnh Nghệ An tổ chức Giải thể thao chào mừng kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN.

Vụ hè thu năm nay, một số vùng trồng lúa ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã cơ bản thu hoạch xong, nhưng ở nhiều xã như Sơn Lĩnh, Sơn Trung, Sơn Giang… người dân đang chán nản không buồn ra đồng vì lúa bị sâu bệnh tàn phá, không thu được hạt nào.

Với quyết tâm công nghiệp hóa nông nghiệp, trong những năm qua mức độ cơ giới hóa trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai đạt khá cao. Nhiều khâu sản xuất mức độ cơ giới hóa đạt gần 100%.