Thanh long chong đèn 2015 giải pháp nào để mang lại hiệu quả

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, bên cạnh các nhà vườn vẫn đạt kết quả cao trong các lần chong đèn, nhiều nhà vườn khác chong pha điện lần đầu đạt kết quả thấp, không như mong muốn.
Thậm chí, có nhiều hộ không ra hoa, mặc dù thời gian chong điện dài (từ 15 đến 21 ngày).
Bên cạnh đó, hiện nay tuy đã bước vào mùa nghịch, nhưng giá thanh long hiện tại được bán tận vườn với giá chỉ từ 6.000 - 7.000 đồng/kg.
Do đó, không ít hộ dân chần chừ chưa muốn chong đèn vì sợ lỗ.
Đơn cử, hộ chị Vân ở Hàm Thuận Nam, mặc dù đã bước vào vụ nghịch khá lâu, nhưng vườn thanh long của gia đình vẫn chưa được dọn cỏ, chong đèn.
Bởi theo chị, trước tình hình giá cả thế này, cộng thêm công thuê lao động làm cỏ, mắc dây...chắc chắn sẽ lỗ, nên cứ để từ từ.
Còn một số hộ đã rút dây sau khi thanh long bắt đầu trổ bông, đang hy vọng chừng hơn 20 ngày nữa, khi thanh long cho thu hoạch, giá cả sẽ cải thiện hơn...
Đánh giá về tình trạng này, kỹ sư Trần Minh Tân - Chi cục Phó - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, nguyên nhân do thời tiết năm nay có thời điểm bất lợi hơn so với mọi năm.
Mặt khác, nhiều trụ và cành thanh long đã bị suy yếu, thậm chí không ít vườn có cành bị teo tóp, thối rễ.
Ngoài ra, vào thời điểm cuối năm 2014, đầu năm 2015, nhiều nhà vườn và trang trại không lấy được lứa chồi non hợp lý và khoa học để phục vụ mùa chong điện 2015.
Cộng với đó là tình trạng thanh long bị bóc lột quá nhiều, dẫn đến cây bị suy yếu, kiệt quệ.
Việc chăm sóc thanh long đầu vụ điện chưa hợp lý và tuân thủ quy trình kỹ thuật.
Giá cả thanh long không hợp lý, nên nhiều nhà vườn có tâm lý chong điện cho ra nụ rồi mới chăm sóc.
Ngoài ra, tình hình diễn biến của dịch bệnh đốm nâu, thán thư, tuyến trùng hại rễ...diễn biến phức tạp, làm cho nông dân ngại đầu tư, chăm sóc.
Mặt khác, đa phần nông dân vẫn còn chủ quan, khi thời tiết diễn biến phức tạp mà không thích ứng kịp thời, vẫn làm theo kinh nghiệm nên dễ thất bại.
Cần tập trung chăm sóc
Để vụ chong đèn thanh long năm 2015 đạt hiệu quả cao, theo kỹ sư Trần Minh Tân, bà con cần chăm sóc cho thanh long có đủ sức để ra nụ, ra hoa.
Đồng thời, phải bón phân theo nguyên tắc “4 đúng” và “4 nhìn” (nhìn trời, đất, cây và hiệu quả kinh tế).
Trong đó, ưu tiên các loại phân có hàm lượng lân, cali, can xi, magie, silic, kẽm...Nếu vườn quá suy yếu, ngoài việc bón phân theo “4 đúng”, “4 nhìn”, cần hỗ trợ thêm phân bón lá có hàm lượng lân, can xi, kẽm cao.
Kiểm tra độ chắc, khỏe của cành thanh long trước khi chong điện.
Nếu cành còn suy yếu thì phải chờ phục hồi hoàn toàn mới bắt đầu chong.
Tùy theo điều kiện thời tiết, để quyết định thời gian chong đèn, cũng như kỹ thuật mắc bóng đèn (xen kẽ bóng đèn compact và bóng tròn nếu trời lạnh).
Về phía Chi cục Bảo vệ thực vật, thời gian qua đơn vị đã và đang triển khai, mở rộng tập huấn cho các vùng trọng điểm thanh long.
Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để khuyến cáo kỹ thuật; xác định các mô hình về phòng trừ bệnh đốm nâu, thán thư, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón...
đến với bà con các địa phương trồng thanh long trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 7/2013 tới nay, việc tiêu thụ nông sản của nông dân tại các địa bàn trong tỉnh đã có chiều hướng tăng nhanh so với các tháng đầu năm. Riêng tháng 7 vừa qua, lượng nông sản được kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật để vận chuyển nội địa và xuất khẩu do Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) thực hiện đã gồm 185,4 tấn rau thương phẩm (tăng 72 tấn so cùng kỳ), 387.380 cành hoa (tăng 59.880 cành so cùng kỳ), 14.113 con heo, 92 con trâu bò, 37.598 con gia cầm và trên 2,6 triệu quả trứng.

Hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thời gian qua xã Xuân Phú (Xuân Trường) đã chọn lựa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương, đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong trồng trọt, khuyến khích phát triển chăn nuôi.

Nông dân xã Phương Hải (Ninh Hải) đang vào thu hoạch lúa vụ hè-thu, với năng suất bình quân ước đạt 6,5 tạ/sào, cá biệt một số hộ có năng suất đạt 7 đến 7,5 tạ/sào. Với giá lúa tươi hiện nay 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi khoảng 2 triệu đồng/sào.

Ngày 8-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và định hướng nhân rộng các mô hình vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Huỳnh Văn Vẹn ở xã Vĩnh Hội Đông An Phú (An Giang) cho biết, đầu mùa lũ, đáy dính cá linh non ít, bình quân mỗi ngày chỉ khoảng 5 - 10 kg.