Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Hóa Vùng Triều Nhộn Nhịp Vào Vụ Nuôi Tôm

Thanh Hóa Vùng Triều Nhộn Nhịp Vào Vụ Nuôi Tôm
Ngày đăng: 08/04/2012

Các hộ nuôi trồng thủy sản ở huyện Hậu Lộc chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho vụ nuôi tôm mới.

Về các vùng triều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vào thời điểm này, không khí lao động tấp nập đang tràn ngập trên những khu ao, đầm nuôi tôm; sự háo hức, hiện rõ trên khuôn mặt của các chủ đầm đang chuẩn bị bước vào vụ nuôi mới.

Ông Nguyễn Văn Dũng, một chủ đồng nuôi tôm tại vùng triều xã Đa Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa), cho biết: Bước vào đầu vụ nuôi tôm năm nay, thời tiết có nhiều thuận lợi so với năm 2011, nên 3 ha nuôi tôm sú của gia đình ông đã được cải tạo xong, chỉ chờ đến lịch, có con giống về là thả. Ông Cao Văn Sỹ, thôn Minh Thành, xã Minh Lộc (Hậu Lộc) cho biết thêm: Năm 2011, điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi nhưng vụ tôm của gia đình vẫn cho năng suất khá, thu nhập cao. Năm nay, tôi mở rộng thêm 7 ha nuôi tôm. Gia đình đã cải tạo xong ao đầm nuôi, trong đó có 4 ha đã trải xong bạt ni-lông...

Được biết, vụ tôm xuân – hè năm 2012, toàn huyện Hậu Lộc phấn đấu thả nuôi gần 400 ha, trong đó có 390 ha nuôi tôm sú, còn lại là nuôi tôm thẻ chân trắng. Đến ngày 30-3-2012, trên địa bàn huyện đã thả được 6,5/33 triệu con tôm giống. Theo phòng nông nghiệp huyện: Năm nay, do nhận thức được tầm quan trọng của công tác cải tạo ao, đầm trong quá trình sinh trưởng, phát triển của con nuôi nên người dân đã đầu tư thời gian, kinh phí để cải tạo ao, đầm nhiều hơn. Tuy nhiên, việc nuôi tôm trong huyện chủ yếu vẫn nuôi theo hình thức quảng canh, vì vậy tính bấp bênh, may rủi trong nuôi thả tôm vẫn phụ thuộc vào thời tiết. Hơn nữa, công tác kiểm dịch giống còn gặp nhiều khó khăn, do con giống đưa vào thả nuôi được lấy từ nhiều nơi, thời điểm thả lại không tập trung nên rất khó kiểm soát.

Rời huyện Hậu Lộc, chúng tôi đến với vùng triều huyện Hoằng Hóa, nơi đây, người dân cũng đang bận rộn với công tác cải tạo ao, đầm, chuẩn bị mọi điều kiện để bước vào vụ nuôi tôm mới. Vụ tôm xuân – hè năm nay, huyện Hoằng Hóa đưa vào thả nuôi 1.351 ha. Cũng như các huyện vùng triều khác, huyện đã và đang chỉ đạo người dân tích cực cải tạo ao đầm, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tiến hành thả nuôi tôm sớm hơn so với lịch thời vụ. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, đến hết ngày 29-3-2012, toàn huyện đã thả được 19 triệu con tôm giống, đạt 19,8% kế hoạch.

Mặc dù vụ nuôi tôm xuân – hè 2012 ở huyện Hoằng Hóa có những bước khởi đầu thuận lợi, song huyện vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn như: Dù sắp đến thời điểm đồng loạt thả tôm, nhưng huyện mới chỉ chủ động được 1/5 lượng giống tôm thả nuôi, còn lại phải di ương từ tỉnh ngoài về (chủ yếu là các tỉnh phía Nam). Tuy nhiên, việc di ương số lượng tôm giống từ tỉnh ngoài không những đẩy giá thành con giống lên cao do cước vận chuyển mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, sự thích nghi của con giống. Trước khó khăn trên, huyện đã chỉ đạo các xã phối hợp với trạm khuyến nông tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các chủ đồng nuôi tôm; khuyến khích người dân nuôi theo hướng đa canh, đa con, kết hợp với các loài nhuyễn thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích.

Theo thống kê của Phòng Nuôi trồng Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết ngày 29-3-2012, toàn tỉnh đã thả mới được 975/3.900 ha tôm, đạt 25% diện tích tôm sú theo kế hoạch. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo bà con cải tạo ao, đầm đúng hướng dẫn kỹ thuật và tuân thủ lịch thời vụ thả tôm xuống ao nuôi từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4-2012. Tuy nhiên, sở cũng khuyến cáo bà con căn cứ vào thời tiết cụ thể từng thời điểm, chỉ thả tôm khi trời ấm nắng. Bên cạnh đó, Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra chất lượng, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh và di ương từ tỉnh ngoài về. Các huyện vùng triều cần tăng cường kiểm soát các đối tượng đưa giống tôm đến địa bàn và tuyên truyền cho chủ đồng chỉ mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được kiểm tra, kiểm dịch mới đưa vào nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Ngưng Cấp Phép Tận Thu Cát Trong Ao Tôm Ở Trà Vinh Ngưng Cấp Phép Tận Thu Cát Trong Ao Tôm Ở Trà Vinh

Sau khi Báo SGGP có bài phản ánh “Ùn ùn bán đáy ao tôm… trả nợ”, ngày 21-5, UBND huyện Duyên Hải (Trà Vinh) có công văn chỉ đạo ngành chức năng tạm ngưng cấp phép cải tạo ao hồ tận thu cát trên địa bàn 2 xã Dân Thành và Trường Long Hòa, kiểm tra thực tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

24/05/2013
Duy Trì Và Phát Triển Tốt Đàn Bò Sữa Ở Châu Thành (Tiền Giang) Duy Trì Và Phát Triển Tốt Đàn Bò Sữa Ở Châu Thành (Tiền Giang)

Cách đây hơn 10 năm, huyện Châu Thành (Tiền Giang) phát động phong trào nuôi bò sữa, xem đây là mô hình mới giúp nông dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống.

14/11/2012
Phòng Dịch Bệnh Cho Đàn Cá Phòng Dịch Bệnh Cho Đàn Cá

Chi cục Thuỷ sản tỉnh Hải Dương vừa phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I) tổ chức thu mẫu nước tại khu nuôi thuỷ sản tập trung ở các xã Đoàn Kết (Thanh Miện), Tái Sơn, Minh Đức (Tứ Kỳ).

19/09/2013
Hàng Nghìn Nhà Vườn Đổ Xô Mua Cây Giống Đặc Sản Hàng Nghìn Nhà Vườn Đổ Xô Mua Cây Giống Đặc Sản

Mặt hàng cây ăn trái đặc sản đang tăng vùn vụt, cung không đủ cầu. Trước hấp lực của giá cả, hàng nghìn nhà vườn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ồ ạt đi mua cây giống để cải tạo lại vườn tược.

11/06/2013
Nông Dân Không Nên Phát Triển Đàn Cá Sấu Nông Dân Không Nên Phát Triển Đàn Cá Sấu

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, hiện nay phong trào nuôi động vật hoang dã của tỉnh phát triển khá mạnh. Đến nay, Bạc Liêu có hơn 229.000 con cá sấu, khoảng 113.170 con cua đinh, ba ba và trên 136.900 con trăn, rắn...

20/09/2013