Thanh Hóa Thả 230 Triệu Con Giống Tôm Sú

Đến cuối tháng 4-2014, nông dân các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa)... đã thả 230 triệu con giống tôm sú xuống 3.923 ha ao nuôi, đạt 100% kế hoạch.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích áp dụng các mô hình nuôi luân canh, xen canh tôm với cua, cá... để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Bên cạnh đó, nông dân cũng thả 60 triệu tôm thẻ chân trắng xuống 70 ha nuôi, phấn đấu đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha.
Để đạt năng suất cao nhất trong vụ xuân - hè, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao nhiệm vụ cho Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra, kiểm dịch chặt chất lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh và di ương từ tỉnh ngoài về; tuyên truyền, hướng dẫn người dân chỉ mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín.
Kiên quyết xử lý các trường hợp tôm giống xuất trại, tôm giống nhập vào tỉnh không rõ nguồn gốc, tôm giống lưu thông mà không thực hiện kiểm dịch. Đồng thời, Trung tâm Khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật giúp người nuôi kiểm tra, chọn tôm giống sạch bệnh, hướng dẫn nuôi một số đối tượng mới, xây dựng các mô hình nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh và ứng dụng các kỹ thuật mới vào nuôi tôm.
Ngoài ra, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Thanh Hóa nghiên cứu, sản xuất các loại giống mới chất lượng, giá trị kinh tế cao để chuyển giao cho các hộ nuôi trong tỉnh; định kỳ theo kế hoạch thu mẫu nước các vùng nuôi trồng thủy sản, phân tích các chỉ tiêu về môi trường và đưa ra các cảnh báo để người nuôi biết, thực hiện.
* Vụ nuôi tôm xuân-hè năm 2014, huyện Hậu Lộc có hơn 408 ha nuôi trồng thủy sản nước lợ, trong đó diện tích thả tôm sú khoảng 390 ha.
Để đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, UBND huyện Hậu Lộc đã tập trung chỉ đạo các xã vùng triều hướng dẫn chủ đồng quản lý môi trường nuôi, lịch thời vụ, chọn mua tôm giống đã qua kiểm tra, kiểm dịch, đưa vào thả nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật.
Đặc biệt, để kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống tôm nhập về, huyện Hậu Lộc đã thành lập 2 chốt kiểm dịch đặt tại ngã tư xã Hòa Lộc và trung tâm thị trấn Hậu Lộc, đồng thời, giao cho UBND các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ thành lập ban chỉ đạo quản lý chất lượng tôm giống. Tính đến ngày 28-4, toàn huyện đã thả được 31,7 triệu con tôm sú giống trên diện tích 390 ha, đạt 100% kế hoạch.
Đối với diện tích 18 ha tôm he chân trắng tại các xã Đa Lộc, Minh Lộc và Hòa Lộc, bà con đang cải tạo ao đầm, cho nước vào ao chứa lắng để xử lý tạp chất trong nước, chờ thời tiết thuận lợi để thả tôm. Dự kiến, đến ngày 20-5, bà con mới bắt đầu thả nuôi tôm he chân trắng.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu giúp các hộ chăn nuôi giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng, giảm chi phí thức ăn khoảng 10-15%, từ đó nâng cao giá trị sản xuất trong chăn nuôi lợn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với trạm khuyến nông các huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, tổ chức thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng, tại 46 hộ thuộc 3 huyện trên, với quy mô 5-10 con/hộ.

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành, tỉnh Long An đã thu hoạch xong 2.780ha tôm, đạt hơn 80% diện tích nuôi. Nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 500 triệu đồng/ha.

Ngày 31-7 giá tiêu trung bình tại các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ đã lên mức 187.000-188.000 đồng/kg trong khi giá bán tại các hộ bảo quản tốt, độ ẩm dưới 12% là 200.000 đồng/kg.

Quang Bình là một huyện có các tiềm năng lợi thế về đất đai, lực lượng lao động dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có 2 tuyến đường quan trọng, đó là Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 183 chạy qua, nối từ Quốc lộ 2 với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái.

Cua đồng có giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn phổ biến dân dã. Hiện nay, do khai thác quá mức và không có ý thức bảo vệ, tái tạo nên cua đồng trong tự nhiên ngày càng khan hiếm.