Thanh Hóa Thả 230 Triệu Con Giống Tôm Sú

Đến cuối tháng 4-2014, nông dân các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa)... đã thả 230 triệu con giống tôm sú xuống 3.923 ha ao nuôi, đạt 100% kế hoạch.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích áp dụng các mô hình nuôi luân canh, xen canh tôm với cua, cá... để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Bên cạnh đó, nông dân cũng thả 60 triệu tôm thẻ chân trắng xuống 70 ha nuôi, phấn đấu đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha.
Để đạt năng suất cao nhất trong vụ xuân - hè, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao nhiệm vụ cho Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra, kiểm dịch chặt chất lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh và di ương từ tỉnh ngoài về; tuyên truyền, hướng dẫn người dân chỉ mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín.
Kiên quyết xử lý các trường hợp tôm giống xuất trại, tôm giống nhập vào tỉnh không rõ nguồn gốc, tôm giống lưu thông mà không thực hiện kiểm dịch. Đồng thời, Trung tâm Khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật giúp người nuôi kiểm tra, chọn tôm giống sạch bệnh, hướng dẫn nuôi một số đối tượng mới, xây dựng các mô hình nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh và ứng dụng các kỹ thuật mới vào nuôi tôm.
Ngoài ra, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Thanh Hóa nghiên cứu, sản xuất các loại giống mới chất lượng, giá trị kinh tế cao để chuyển giao cho các hộ nuôi trong tỉnh; định kỳ theo kế hoạch thu mẫu nước các vùng nuôi trồng thủy sản, phân tích các chỉ tiêu về môi trường và đưa ra các cảnh báo để người nuôi biết, thực hiện.
* Vụ nuôi tôm xuân-hè năm 2014, huyện Hậu Lộc có hơn 408 ha nuôi trồng thủy sản nước lợ, trong đó diện tích thả tôm sú khoảng 390 ha.
Để đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, UBND huyện Hậu Lộc đã tập trung chỉ đạo các xã vùng triều hướng dẫn chủ đồng quản lý môi trường nuôi, lịch thời vụ, chọn mua tôm giống đã qua kiểm tra, kiểm dịch, đưa vào thả nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật.
Đặc biệt, để kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống tôm nhập về, huyện Hậu Lộc đã thành lập 2 chốt kiểm dịch đặt tại ngã tư xã Hòa Lộc và trung tâm thị trấn Hậu Lộc, đồng thời, giao cho UBND các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ thành lập ban chỉ đạo quản lý chất lượng tôm giống. Tính đến ngày 28-4, toàn huyện đã thả được 31,7 triệu con tôm sú giống trên diện tích 390 ha, đạt 100% kế hoạch.
Đối với diện tích 18 ha tôm he chân trắng tại các xã Đa Lộc, Minh Lộc và Hòa Lộc, bà con đang cải tạo ao đầm, cho nước vào ao chứa lắng để xử lý tạp chất trong nước, chờ thời tiết thuận lợi để thả tôm. Dự kiến, đến ngày 20-5, bà con mới bắt đầu thả nuôi tôm he chân trắng.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại với các giống vật nuôi quý như gà Đông Tảo, vịt trời, lợn Bỉ… đem lại thu nhập trên một tỷ mỗi năm cho anh Phan Văn Miền ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô.

Ở thôn Minh Kha, xã Đồng Thái, huyện An Dương (TP.Hải Phòng), trang trại trồng hoa Mây Xanh của nông dân Đỗ Văn Xanh được rất nhiều người biết tới

Mô hình này đã đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế gia đình và góp phần vào sự phát triển chung của huyện Vĩnh Bảo.

Chưa kể sản phẩm chủ lực là sầu riêng VietGAP, riêng trồng mít xen canh theo kiểu quanh năm ngồi “rung đùi”, anh Tùng cũng kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ cơ giới hóa.

Là phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.