Thanh Hóa Thả 230 Triệu Con Giống Tôm Sú

Đến cuối tháng 4-2014, nông dân các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa)... đã thả 230 triệu con giống tôm sú xuống 3.923 ha ao nuôi, đạt 100% kế hoạch.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích áp dụng các mô hình nuôi luân canh, xen canh tôm với cua, cá... để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Bên cạnh đó, nông dân cũng thả 60 triệu tôm thẻ chân trắng xuống 70 ha nuôi, phấn đấu đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha.
Để đạt năng suất cao nhất trong vụ xuân - hè, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao nhiệm vụ cho Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra, kiểm dịch chặt chất lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh và di ương từ tỉnh ngoài về; tuyên truyền, hướng dẫn người dân chỉ mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín.
Kiên quyết xử lý các trường hợp tôm giống xuất trại, tôm giống nhập vào tỉnh không rõ nguồn gốc, tôm giống lưu thông mà không thực hiện kiểm dịch. Đồng thời, Trung tâm Khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật giúp người nuôi kiểm tra, chọn tôm giống sạch bệnh, hướng dẫn nuôi một số đối tượng mới, xây dựng các mô hình nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh và ứng dụng các kỹ thuật mới vào nuôi tôm.
Ngoài ra, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Thanh Hóa nghiên cứu, sản xuất các loại giống mới chất lượng, giá trị kinh tế cao để chuyển giao cho các hộ nuôi trong tỉnh; định kỳ theo kế hoạch thu mẫu nước các vùng nuôi trồng thủy sản, phân tích các chỉ tiêu về môi trường và đưa ra các cảnh báo để người nuôi biết, thực hiện.
* Vụ nuôi tôm xuân-hè năm 2014, huyện Hậu Lộc có hơn 408 ha nuôi trồng thủy sản nước lợ, trong đó diện tích thả tôm sú khoảng 390 ha.
Để đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, UBND huyện Hậu Lộc đã tập trung chỉ đạo các xã vùng triều hướng dẫn chủ đồng quản lý môi trường nuôi, lịch thời vụ, chọn mua tôm giống đã qua kiểm tra, kiểm dịch, đưa vào thả nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật.
Đặc biệt, để kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống tôm nhập về, huyện Hậu Lộc đã thành lập 2 chốt kiểm dịch đặt tại ngã tư xã Hòa Lộc và trung tâm thị trấn Hậu Lộc, đồng thời, giao cho UBND các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ thành lập ban chỉ đạo quản lý chất lượng tôm giống. Tính đến ngày 28-4, toàn huyện đã thả được 31,7 triệu con tôm sú giống trên diện tích 390 ha, đạt 100% kế hoạch.
Đối với diện tích 18 ha tôm he chân trắng tại các xã Đa Lộc, Minh Lộc và Hòa Lộc, bà con đang cải tạo ao đầm, cho nước vào ao chứa lắng để xử lý tạp chất trong nước, chờ thời tiết thuận lợi để thả tôm. Dự kiến, đến ngày 20-5, bà con mới bắt đầu thả nuôi tôm he chân trắng.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.

Nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình khá mới ở tỉnh Gia Lai. Được triển khai từ đầu năm 2013 tại huyện Chư Pah (thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện), đến nay, mô hình này đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo sự phấn khởi nơi người chăn nuôi.

Được thành lập năm 2001, Hợp tác xã (HTX) chè Lương Sơn (huyện Yên Lập) có 237 xã viên. Sau nhiều năm củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, đến nay mô hình kinh tế tập thể của HTX Lương Sơn đã phát huy thế mạnh trong việc liên kết và là điểm tựa vững chắc cho các hộ gia đình xã viên phát triển sản xuất - kinh doanh chè.

Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.