Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Hóa Bắt Giữ 15 Tàu Cá Khai Thác Sai Tuyến

Thanh Hóa Bắt Giữ 15 Tàu Cá Khai Thác Sai Tuyến
Ngày đăng: 08/09/2014

Dồn về khai thác thủy sản vùng ven biển Sầm Sơn và Tĩnh Gia, 15 tàu cá công suất từ 68 CV đến 120 CV của ngư dân huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) và huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã bị lực lượng chức năng tỉnh bắt giữ và xử lý.

Ngày 5-9, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Phòng Cảnh sát Đường thủy (Công an tỉnh) thực hiện đợt tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thuỷ sản vùng ven biển của tỉnh. Trong đợt tuần tra, đoàn công tác đã kiểm tra 37 phương tiện tàu cá, trong đó, nhắc nhở cảnh cáo 22 tàu cá và bắt giữ 15 tàu cá do hoạt động sai tuyến khai thác.

Trong 15 tàu cá bị bắt giữ, có tàu của ông Nguyễn Văn Quyết (số đăng ký NĐ 91626 TS) và tàu mới chưa có số đăng ký của ông Hoàng Văn Phi, đều là ngư dân của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định). 13 tàu cá còn lại gồm các tàu: NA 91919 TS, NA 4538 TS, NA 2477 TS, NA 3676 TS, NA 2692 TS, NA 4595 TS, NA 90578 TS, NA 2610 TS, NA 2295 TS, NA 1294 TS, NA 90919 TS, NA 3798 TS, NA 90456 TS đều là tàu của ngư dân huyện Diễn Châu (Nghệ An).

Điều đáng lưu ý là các tàu cá trên đều có công suất từ 68 CV đến 120 CV. Thời điểm bị bắt giữ, 15 tàu cá đang khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ của thị xã Sầm Sơn và huyện Tĩnh Gia.

Việc các tàu công suất lớn hoạt động sai tuyến khai thác đã làm hủy hoại đến nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sinh, đồng thời làm hư hỏng, cuốn trôi ngư lưới cụ của nhiều ngư dân khai thác ven bờ trong thời gian vừa qua. Các tàu cá vi phạm đã được bàn giao cho Phòng Cảnh sát Đường thủy xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại Điểm 2, Điều 5, Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31-3-2010 của Chính phủ quy định: Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cá, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng;

Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV khai thác hải sản tại vùng lộng và vùng khơi, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả.


Có thể bạn quan tâm

Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp Mất Tiền Tỷ Vì Bỏ Phụ Phẩm Nông Nghiệp

Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.

09/07/2014
Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ Nhật Bản Giúp Ngư Dân Việt Nam Đưa Cá Ngừ Sang Thị Trường Mỹ

Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.

17/06/2014
Huyện Lục Ngạn Thu 1.620 Tỷ Đồng Từ Vải Thiều Huyện Lục Ngạn Thu 1.620 Tỷ Đồng Từ Vải Thiều

Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.

09/07/2014
Vụ Mùa Ở Quang Bình Vụ Mùa Ở Quang Bình

Những năm gần đây, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất cây trồng thì ngành Nông nghiệp huyện Quang Bình đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ; trên cơ sở những điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất.

09/07/2014
Tôm Chết, Nông Dân Mất Trắng Hàng Trăm Triệu Đồng Tôm Chết, Nông Dân Mất Trắng Hàng Trăm Triệu Đồng

Những ao tôm thẻ chân trắng mới thả nuôi hơn một tháng ở 3 xã bãi ngang là Kim Trung, Kim Đông, Kim Hải, thuộc huyện Kim Sơn (Ninh Bình) bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

17/06/2014