Thanh Hóa Bắt Giữ 15 Tàu Cá Khai Thác Sai Tuyến

Dồn về khai thác thủy sản vùng ven biển Sầm Sơn và Tĩnh Gia, 15 tàu cá công suất từ 68 CV đến 120 CV của ngư dân huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) và huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã bị lực lượng chức năng tỉnh bắt giữ và xử lý.
Ngày 5-9, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Phòng Cảnh sát Đường thủy (Công an tỉnh) thực hiện đợt tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thuỷ sản vùng ven biển của tỉnh. Trong đợt tuần tra, đoàn công tác đã kiểm tra 37 phương tiện tàu cá, trong đó, nhắc nhở cảnh cáo 22 tàu cá và bắt giữ 15 tàu cá do hoạt động sai tuyến khai thác.
Trong 15 tàu cá bị bắt giữ, có tàu của ông Nguyễn Văn Quyết (số đăng ký NĐ 91626 TS) và tàu mới chưa có số đăng ký của ông Hoàng Văn Phi, đều là ngư dân của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định). 13 tàu cá còn lại gồm các tàu: NA 91919 TS, NA 4538 TS, NA 2477 TS, NA 3676 TS, NA 2692 TS, NA 4595 TS, NA 90578 TS, NA 2610 TS, NA 2295 TS, NA 1294 TS, NA 90919 TS, NA 3798 TS, NA 90456 TS đều là tàu của ngư dân huyện Diễn Châu (Nghệ An).
Điều đáng lưu ý là các tàu cá trên đều có công suất từ 68 CV đến 120 CV. Thời điểm bị bắt giữ, 15 tàu cá đang khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ của thị xã Sầm Sơn và huyện Tĩnh Gia.
Việc các tàu công suất lớn hoạt động sai tuyến khai thác đã làm hủy hoại đến nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sinh, đồng thời làm hư hỏng, cuốn trôi ngư lưới cụ của nhiều ngư dân khai thác ven bờ trong thời gian vừa qua. Các tàu cá vi phạm đã được bàn giao cho Phòng Cảnh sát Đường thủy xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại Điểm 2, Điều 5, Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31-3-2010 của Chính phủ quy định: Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cá, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng;
Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV khai thác hải sản tại vùng lộng và vùng khơi, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, bệnh đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện, gây hại với tỷ lệ phổ biến 1-2%, nơi cao 20%, cục bộ theo chòm trên lúa mùa tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé, TP. Điện Biên Phủ…
Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Văn Thắng lên đường tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1970 trong một trận đánh ác liệt tại chốt cầu Khởi, ông Thắng bị thương phải về bệnh viện dã chiến K116 điều trị. Đến năm 1972, ông Thắng xuất ngũ trở về quê hương tại thôn An Bản, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Sau 2 năm tiến hành nuôi thử nghiệm, sáng 28/7, Trung tâm Thủy sản Điện Biên và Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm Hemibarus gattaus thương phẩm trong ao” (sau đây gọi tắt là dự án nuôi cá lăng thương phẩm).