Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Công Từ Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Thành Công Từ Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến
Ngày đăng: 30/11/2013

Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở huyện Thới Bình (Cà Mau) những năm qua luôn được duy trì và phát triển tốt, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn, thu hút hàng ngàn hộ nông dân tham gia. Trong đó, hội viên nông dân Trương Văn Phương, ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, là một điển hình.

Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm, gia đình anh Phương cũng như bao gia đình khác khấp khởi thực hiện và hy vọng con tôm sẽ giúp gia đình thay đổi cuộc sống. Do thấy nuôi tôm quảng canh cải tiến cho lợi nhuận và năng suất cao so với nuôi tôm truyền thống, vậy là anh chọn mô hình này để thực hiện ước mơ đổi đời.

Giai đoạn đầu do chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên hiệu quả đem lại không cao, nhưng anh không hề nản chí mà vẫn tiếp tục duy trì và học hỏi thêm ở bà con đi trước và tích cực tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện, tỉnh tổ chức, nghiêm túc áp dụng vào thực tế.

Trước khi bước vào vụ nuôi tôm, anh cho sên vét, vệ sinh vuông nuôi, tu sửa lại bờ bao, phơi đất đến khi đất nứt chân chim, sau đó bón vôi đá và vôi nông nghiệp. Khi bơm nước vào vuông phải qua lưới lọc và chỉ lấy mực nước ở mức 1,4 m dưới mương và 0,6 m trên trảng.

Sau 3 ngày tiến hành diệt khuẩn bằng lodine, 3 ngày tiếp theo bón phân gây màu nước bằng DAP thường thì vào lúc 6-8 giờ sáng, 5 ngày sau kiểm tra lại các yếu tố môi trường. Cụ thể, độ mặn 10-20 phần ngàn, pH 7,5-8,5, độ kềm 80-160 mg/l, độ trong 30-40, màu nước nên nhạt hoặc màu trà (vì anh cấy vi sinh). Khi tất cả các yếu tố môi trường đều thích hợp anh mới tiến hành thả giống.

Với diện tích nuôi 1 ha, anh thả 40.000 con giống, sau 2 tháng tiếp tục thả nối thêm 40.000 con. Sau hơn 5 tháng thu hoạch, năng suất khoảng 800 kg/ha, mang về cho gia đình anh 124.390.000 đồng sau khi đã trừ chi phí.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả bước đầu của cây thanh long ruột đỏ ở Hướng Hóa Hiệu quả bước đầu của cây thanh long ruột đỏ ở Hướng Hóa

Những năm trở lại đây, nhiều nông dân ở Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa giống cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) từ miền Nam về trồng thử nghiệm.

02/11/2015
Thanh long Mai gia Thanh long Mai gia

5 năm trước, khi giống thanh long ruột trắng gần như bị quên lãng trong suy nghĩ của nhiều nông dân, thì vợ chồng anh Mai Lam Phương (ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) lại có ý tưởng phục tráng giống thanh long ruột trắng sinh thái, chịu mặn, chất lượng cao.

02/11/2015
Xuất khẩu tôm ấm lên vẫn lo Xuất khẩu tôm ấm lên vẫn lo

So với 2 quý đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý 3 bắt đầu khởi sắc, nhiều nhà nhập khẩu đẩy mạnh nhập hàng để dự trữ, phục vụ các dịp lễ hội cuối năm. Dù vậy, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính vẫn sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014...

02/11/2015
Giảm thiệt hại cho cây lúa miền Tây Giảm thiệt hại cho cây lúa miền Tây

Tạo ra các giống lúa mới chống biến đổi khí hậu và áp dụng kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ được coi là hai trong những giải pháp giảm thiệt hại cho nghề trồng lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)– nơi cung cấp tới 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

02/11/2015
Tân Hiệp đủ điều kiện trở thành huyện NTM Tân Hiệp đủ điều kiện trở thành huyện NTM

UBND huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 vào sáng 29.10.

02/11/2015