Thành Công Từ Nuôi Ếch Giống

Về thôn Di Tây, xã Phú Hồ (Phú Vang, Thừa Thiên Huế), hỏi ông Nguyễn Như Trực bất kỳ người dân nào cũng biết. Ông chính là người xây dựng mô hình nuôi ếch giống thành công đầu tiên của xã.
Tìm hướng đi mới
Thôn Di Tây nằm ở địa bàn thấp trũng của xã, chỉ độc canh về cây lúa, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy được điều đó, ông Trực luôn trăn trở tìm một hướng đi mới để phát triển kinh tế. Năm 2006, được Trung tâm Khuyến nông, lâm - ngư tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ vốn, tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi ếch thịt (giống ếch lai Thái Lan), ông mạnh dạn nuôi thử nghiệm.
Nuôi ếch thịt khó nhất là nguồn giống, thời vụ nuôi thụ động, ếch giống phải vận chuyển xa và nhiều lúc không mua được. Hơn nữa ở xã Phú Hồ, phong trào nuôi ếch của bà con đang phát triển, đòi hỏi cần có đủ nguồn giống tốt cung ứng. Thấy được điều đó ông Trực quyết nuôi ếch giống.
Ông đề xuất với trung tâm Khuyến nông, lâm - ngư tỉnh và được Trung tâm cho 10 cặp ếch bố mẹ, đồng thời cử cán bộ về trực tiếp hướng dẫn cách nuôi. Trò chuyện với chung tôi, ông nói: “Tui gắn bó với nghề cũng từ đó”.
Khởi đầu việc nuôi ếch giống sinh sản nhân tạo, ông Trực gặp không ít lần thất bại. Ông tâm sự: “Mới bắt đầu nuôi nên mình không nắm rõ kỹ thuật về chế độ nước, chế độ thức ăn khi nuôi. Thêm vào đó, thời tiết luôn thay đổi đột ngột, nhiệt độ thất thường, môi trường nước ô nhiễm khiến ếch bị các bệnh sình bụng, mù mắt. ghẻ lở… Đã có nhiều lần tui chán nản nhưng vì lòng yêu nghề tui quyết không bỏ cuộc và luôn tin sẽ thành công”
Thu “quả ngọt”...
Vượt qua khó khăn, hiện, ông có trên 15 lồng mô hình như thế này. Ông chia sẻ: “Ếch giống đã xuất ra bán cho bà con không chỉ trong huyện, tỉnh mà còn ra cả các tỉnh ở xa, như Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Hằng năm, gia đình xuất bán ra từ 30-40 vạn con giống, thu về khoảng 525 triệu đồng, trừ các khoản chi phí thì lợi nhuận trên dưới 165 triệu đồng. Ngoài việc nuôi ếch giống, gia đình ông tăng gia sản xuất nuôi lợn thịt xuất bán 10-15con/lứa, thu nhập trên 10 triệu, thu hoạch lúa mỗi năm hai vụ khoản 20 triệu đồng.
Đối với ông Trực, được chia sẻ kinh nghiệm nuôi ếch giống nhân tạo của mình cho bà con cùng làm, cùng phát triển kinh tế là điều ông tâm đắc nhất. Thời gian qua, ông đã hướng dẫn cho 8 người nuôi và cả 8 người đều thành công. Ngoài ra, ông thường xuyên xuất hiện trên các trang truyền hình nông nghiệp đia phương hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi ếch giống nhân tạo.
Ngoài việc nuôi ếch giống nhân tạo, ông Trực đang tiến hành nuôi và bán giun quế, đồng thời thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể xi măng lấy giun quế làm nguồn thức ăn chính. Ông Nguyễn Như Trực xứng đáng là tấm gương sáng cho nhiều người học hỏi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.

Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước.

Anh Kỷ chia sẻ, một lần đến thăm người thân ở Hàn Quốc, anh thấy nhiều người đặt chậu bon sai lạ trên bàn khách và trong phòng làm việc. Anh tò mò hỏi và được biết đó là loại linh chi đỏ bon sai. Vốn có sở thích cây cảnh và đầu óc kinh doanh, anh Kỷ học hỏi kỹ thuật chăm trồng và về thử nghiệm ở Việt Nam. Không ngờ, sau nhiều lần thử nghiệm, chậu cây linh chi bon sai đầu tiên cũng thành công.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang trong tháng 10 ước đạt 53,9 ngàn tấn, giảm 10,96% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng đầu năm, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 538 ngàn tấn, đạt 87,82% kế hoạch, tăng 11,67% so với cùng kỳ.

Cá có màu sắc đẹp, mình xanh bóng, đuôi và vây đỏ cam; thịt thơm ngon, béo ngậy. Chế biến món ăn đang thịnh hành là nướng muối ớt hay kho tiêu, ăn với cơm cháy thì rất hấp dẫn. Trước đây, cá “heo” cũng như cá linh, cá chốt là sản vật bình thường, gần đây trở thành đặc sản có tiếng của ĐBSCL do nuôi được nhiều, bán khắp nơi đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao. Vì cá có màu sắc đẹp, nhiều người còn nuôi làm cảnh.