Thành Công Từ Nuôi Ếch Giống

Về thôn Di Tây, xã Phú Hồ (Phú Vang, Thừa Thiên Huế), hỏi ông Nguyễn Như Trực bất kỳ người dân nào cũng biết. Ông chính là người xây dựng mô hình nuôi ếch giống thành công đầu tiên của xã.
Tìm hướng đi mới
Thôn Di Tây nằm ở địa bàn thấp trũng của xã, chỉ độc canh về cây lúa, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy được điều đó, ông Trực luôn trăn trở tìm một hướng đi mới để phát triển kinh tế. Năm 2006, được Trung tâm Khuyến nông, lâm - ngư tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ vốn, tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi ếch thịt (giống ếch lai Thái Lan), ông mạnh dạn nuôi thử nghiệm.
Nuôi ếch thịt khó nhất là nguồn giống, thời vụ nuôi thụ động, ếch giống phải vận chuyển xa và nhiều lúc không mua được. Hơn nữa ở xã Phú Hồ, phong trào nuôi ếch của bà con đang phát triển, đòi hỏi cần có đủ nguồn giống tốt cung ứng. Thấy được điều đó ông Trực quyết nuôi ếch giống.
Ông đề xuất với trung tâm Khuyến nông, lâm - ngư tỉnh và được Trung tâm cho 10 cặp ếch bố mẹ, đồng thời cử cán bộ về trực tiếp hướng dẫn cách nuôi. Trò chuyện với chung tôi, ông nói: “Tui gắn bó với nghề cũng từ đó”.
Khởi đầu việc nuôi ếch giống sinh sản nhân tạo, ông Trực gặp không ít lần thất bại. Ông tâm sự: “Mới bắt đầu nuôi nên mình không nắm rõ kỹ thuật về chế độ nước, chế độ thức ăn khi nuôi. Thêm vào đó, thời tiết luôn thay đổi đột ngột, nhiệt độ thất thường, môi trường nước ô nhiễm khiến ếch bị các bệnh sình bụng, mù mắt. ghẻ lở… Đã có nhiều lần tui chán nản nhưng vì lòng yêu nghề tui quyết không bỏ cuộc và luôn tin sẽ thành công”
Thu “quả ngọt”...
Vượt qua khó khăn, hiện, ông có trên 15 lồng mô hình như thế này. Ông chia sẻ: “Ếch giống đã xuất ra bán cho bà con không chỉ trong huyện, tỉnh mà còn ra cả các tỉnh ở xa, như Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Trị.
Hằng năm, gia đình xuất bán ra từ 30-40 vạn con giống, thu về khoảng 525 triệu đồng, trừ các khoản chi phí thì lợi nhuận trên dưới 165 triệu đồng. Ngoài việc nuôi ếch giống, gia đình ông tăng gia sản xuất nuôi lợn thịt xuất bán 10-15con/lứa, thu nhập trên 10 triệu, thu hoạch lúa mỗi năm hai vụ khoản 20 triệu đồng.
Đối với ông Trực, được chia sẻ kinh nghiệm nuôi ếch giống nhân tạo của mình cho bà con cùng làm, cùng phát triển kinh tế là điều ông tâm đắc nhất. Thời gian qua, ông đã hướng dẫn cho 8 người nuôi và cả 8 người đều thành công. Ngoài ra, ông thường xuyên xuất hiện trên các trang truyền hình nông nghiệp đia phương hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi ếch giống nhân tạo.
Ngoài việc nuôi ếch giống nhân tạo, ông Trực đang tiến hành nuôi và bán giun quế, đồng thời thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể xi măng lấy giun quế làm nguồn thức ăn chính. Ông Nguyễn Như Trực xứng đáng là tấm gương sáng cho nhiều người học hỏi.
Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Thủy sản đã phối hợp cùng Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Cao Phong cùng đại diện cộng đồng cư dân vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình tổ chức Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ thủy điện Hòa Bình.

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm không còn nhộn nhịp, rầm rộ như trước vì dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nông dân chán nản, kiệt quệ. Thế nên thành công của một số mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn dịch bệnh đã và đang mang lại sức sống mới cho nghề nuôi tôm…

Ông Trần Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Cá tầm Sơn La chia sẻ: “Tiềm năng là rất lớn. Chúng tôi muốn có nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển cá tầm cùng với chúng tôi”.

Người nuôi tôm hùm ở Lý Sơn đang chờ giá lên để bán.

Xuất khẩu sản phẩm cá cơm đang trở thành một nghề chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở xã Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An).