Tháng 8 Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 34.000 Tấn

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau: Tổng sản lượng thủy sản trong tháng 8 ước đạt 34.000 tấn, bằng 101% so cùng kỳ, trong đó, sản lượng tôm đạt trên 11.000 tấn.
Cụ thể, về nuôi trồng, do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và môi trường nên nhiều hộ nuôi tôm quảng canh đã hạn chế thả giống bổ sung. Mặt khác, đang vào thời điểm cuối vụ nên sản lượng thu hoạch trong tháng 8 giảm hơn so với tháng trước. Các huyện vùng mặn, lợ năng suất bình quân 25 kg/ha/tháng, vùng nội đồng năng suất thu hoạch bình quân 17,5 kg/ha/tháng. Tính đến cuối tháng 8, đã phát triển thêm 283ha tôm quảng canh cải tiến; tôm công nghiệp phát triển thêm 4,63ha. Diện tích thả giống mới trong tháng khoảng 400ha.
Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong tháng, tổng sản lượng thủy sản khai thác được ước đạt 10.000 tấn, bằng 100% so với cùng kỳ, trong đó có 1.000 tấn tôm. Đã giải quyết cho 269 phương tiện đăng ký, đăng kiểm, nâng tổng số phương tiện đã đăng ký hiện nay lên trên 4.000 phương tiện, với công suất hoạt động trên 400.000 CV.
Có thể bạn quan tâm

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.

Ông Đỗ Chí Sĩ-Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, cho biết: Vừa gởi báo cáo bước đầu với UBND tỉnh Cà Mau về kết quả thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết bất thường ở Bồ Đề (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

Ngày 8-11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” do bà Lê Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm.

Rắn ri tượng là loài thực phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Nhận thấy được điều đó, để có nguồn cung ổn định cho thị trường, nhiều hộ dân ở huyện Thới Bình đã phát triển mô hình nuôi rắn ri tượng thương phẩm và sản xuất rắn ri tượng giống. Điển hình là mô hình của ông Lê Văn Thắng, ở ấp 6, xã Tân Lộc Đông.