Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tháng 11 Năm 2014 Phát Động Đợt Ra Quân Tổng Vệ Sinh Vườn Thanh Long

Tháng 11 Năm 2014 Phát Động Đợt Ra Quân Tổng Vệ Sinh Vườn Thanh Long
Ngày đăng: 30/10/2014

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 9 năm 2014, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu là 11.124 ha giảm 1.624 ha so tháng trước. Tuy nhiên, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu vẫn còn chiếm tỉ lệ cao (48,20%) so tổng diện tích thanh long của tỉnh.

Để xử lý có hiệu quả bệnh đốm nâu gây hại trên thanh long, tránh lây lan trên diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người sản xuất; Chủ tịch UBND tỉnh giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến tận thôn, xóm để người dân biết, hiểu rõ tác hại của bệnh đốm nâu gây ra nhằm chủ động và nâng cao nhận thức trong việc phòng trừ bệnh.

Tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng, trừ bệnh đốm nâu trên thanh long một cách nghiêm túc, khẩn trương; Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn hướng dẫn, kiểm tra và yêu cầu người trồng thanh long có trách nhiệm thu gom cành, trái có nguồn bệnh để xử lý.

Việc xử lý nguồn bệnh phải làm ngay để tiêu diệt mầm mống bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn; đồng thời, hướng dẫn người trồng thanh long tăng cường vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc và khai thác đúng mức để tăng sức đề kháng của cây thanh long.

Phổ biến và khuyến cáo nông dân phun thuốc phòng, trừ bệnh đốm nâu theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những đại lý thuốc bảo vệ thực vật lợi dụng bệnh đốm nâu để bán những thuốc bảo vệ thực vật chưa qua khảo nghiệm, ghi thêm đối tượng phòng trừ… để tránh thiệt hại cho người dân.

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trồng thanh long thành lập ngay 1 tổ tư vấn trên cơ sở các thành viên của Ban Chỉ đạo VietGAP của các xã để hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật phòng, trừ bệnh đốm nâu cho người dân theo quy trình tạm thời của Cục Bảo vệ thực vật.

Trong tháng 11 năm 2014 phát động đợt ra quân tổng vệ sinh vườn thanh long trên địa bàn toàn huyện để xử lý nguồn bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Sắn Đang Có Lãi Trồng Sắn Đang Có Lãi

Theo Cty CP Chế biến tinh bột sắn XK Bình Định (BDSTAR), từ đầu vụ SX (cuối tháng 8/2014) đến nay, giá thu mua sắn là 1.850đ/kg với sắn có hàm lượng tinh bột đạt 30%. “Giá sắn chỉ cần đứng ở mức 1.000đ/kg nông dân đã có lãi”, ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát (Bình Định), khẳng định.

10/09/2014
626 Ha Nhãn Bị Tái Nhiễm Bệnh 626 Ha Nhãn Bị Tái Nhiễm Bệnh "Chổi Rồng"

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, diện tích nhãn bị tái nhiễm bệnh “chổi rồng” khoảng 626 ha, trong đó 311 ha nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng” dưới 5 - 10%, 280 ha bị nhiễm bệnh từ 15 - 20%, 35 ha nhiễm bệnh từ 30 - 75%. Diện tích nhãn bị tái nhiễm tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.

10/09/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Và Nhiệm Vụ Của Trung Tâm Khuyến Nông Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Và Nhiệm Vụ Của Trung Tâm Khuyến Nông

Nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp những năm gần đây đang giảm dần và bộc lộ những hạn chế yếu kém của một nền nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

10/09/2014
Xuất Khẩu Gạo Tiêu Thụ Hết Lượng Gạo Trong Dân Với Giá Cao Xuất Khẩu Gạo Tiêu Thụ Hết Lượng Gạo Trong Dân Với Giá Cao

Không giống như vụ Hè-Thu hàng năm là vụ sản xuất và kinh doanh lúa gạo khó khăn nhất trong năm, vụ lúa Hè-Thu 2014 tại Đồng bằng sông Cửu Long đến nay gần như đã kết thúc, lúa thu hoạch tới đâu được doanh nghiệp và thương lái thu mua hết đến đó với giá cao so với mọi năm.

10/09/2014
Hướng Mở Cho Làng Nghề Cá Khô Vàm Láng Hướng Mở Cho Làng Nghề Cá Khô Vàm Láng

Thị trấn Vàm Láng không chỉ được nhiều người biết đến với cảng cá lớn nhất khu vực Gò Công, Lễ hội Nghinh Ông, Di tích Lăng Ông Nam Hải… mà còn có làng nghề cá khô truyền thống. Cùng với các loại hình chế biến khác như lột ghẹ, lột tôm, chế biến mắm, tôm khô, ruốc khô… nghề phơi cá khô truyền thống đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cho lao động và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương.

10/09/2014