Tháng 11 Năm 2014 Phát Động Đợt Ra Quân Tổng Vệ Sinh Vườn Thanh Long

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 9 năm 2014, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu là 11.124 ha giảm 1.624 ha so tháng trước. Tuy nhiên, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu vẫn còn chiếm tỉ lệ cao (48,20%) so tổng diện tích thanh long của tỉnh.
Để xử lý có hiệu quả bệnh đốm nâu gây hại trên thanh long, tránh lây lan trên diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người sản xuất; Chủ tịch UBND tỉnh giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến tận thôn, xóm để người dân biết, hiểu rõ tác hại của bệnh đốm nâu gây ra nhằm chủ động và nâng cao nhận thức trong việc phòng trừ bệnh.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng, trừ bệnh đốm nâu trên thanh long một cách nghiêm túc, khẩn trương; Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn hướng dẫn, kiểm tra và yêu cầu người trồng thanh long có trách nhiệm thu gom cành, trái có nguồn bệnh để xử lý.
Việc xử lý nguồn bệnh phải làm ngay để tiêu diệt mầm mống bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn; đồng thời, hướng dẫn người trồng thanh long tăng cường vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc và khai thác đúng mức để tăng sức đề kháng của cây thanh long.
Phổ biến và khuyến cáo nông dân phun thuốc phòng, trừ bệnh đốm nâu theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những đại lý thuốc bảo vệ thực vật lợi dụng bệnh đốm nâu để bán những thuốc bảo vệ thực vật chưa qua khảo nghiệm, ghi thêm đối tượng phòng trừ… để tránh thiệt hại cho người dân.
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trồng thanh long thành lập ngay 1 tổ tư vấn trên cơ sở các thành viên của Ban Chỉ đạo VietGAP của các xã để hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật phòng, trừ bệnh đốm nâu cho người dân theo quy trình tạm thời của Cục Bảo vệ thực vật.
Trong tháng 11 năm 2014 phát động đợt ra quân tổng vệ sinh vườn thanh long trên địa bàn toàn huyện để xử lý nguồn bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, do không có cơ sở nhân giống lớn nên giống gà ta hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Các trang trại quy mô từ 500 - 1.000 con/lần nuôi phải nhập giống từ tỉnh Bình Định hoặc các tỉnh miền Tây.

Cách nay hơn 8 năm, cá tra từng được xem là “con cá vàng” của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do mỗi hecta nuôi cá tra có thể đạt lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong nuôi nai nên nhiều hộ nuôi ở xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa - Phú Yên) đã để nai bị chết trong lúc cắt nhung hay sinh đẻ. Vì thế, bà con đang rất cần được tham gia các lớp tập huấn nhằm khắc phục tình trạng này. Vấn đề này đã được đề xuất cách đây hơn một năm nhưng vẫn chưa được thực hiện.

Từ chối mức lương ổn định hàng tháng để quay về quê nhà lập cơ sở sản xuất nấm cho riêng mình. Đó là cách nghĩ, cách làm của chàng kỹ sư trẻ Trần Minh Kiển (29 tuổi) ở khu phố 1, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi đợt sản xuất.

Hơn 1 tháng nay, ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… cũng như nhiều địa phương trong cả nước, dưa hấu giá rẻ chưa từng có chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg, loại chất lượng hơn cũng chỉ giá 8.000 đồng, thậm chí bán tại ruộng chỉ 1000 đồng/kg.