Tháng 11 Năm 2014 Phát Động Đợt Ra Quân Tổng Vệ Sinh Vườn Thanh Long

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 9 năm 2014, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu là 11.124 ha giảm 1.624 ha so tháng trước. Tuy nhiên, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu vẫn còn chiếm tỉ lệ cao (48,20%) so tổng diện tích thanh long của tỉnh.
Để xử lý có hiệu quả bệnh đốm nâu gây hại trên thanh long, tránh lây lan trên diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người sản xuất; Chủ tịch UBND tỉnh giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến tận thôn, xóm để người dân biết, hiểu rõ tác hại của bệnh đốm nâu gây ra nhằm chủ động và nâng cao nhận thức trong việc phòng trừ bệnh.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng, trừ bệnh đốm nâu trên thanh long một cách nghiêm túc, khẩn trương; Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn hướng dẫn, kiểm tra và yêu cầu người trồng thanh long có trách nhiệm thu gom cành, trái có nguồn bệnh để xử lý.
Việc xử lý nguồn bệnh phải làm ngay để tiêu diệt mầm mống bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn; đồng thời, hướng dẫn người trồng thanh long tăng cường vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc và khai thác đúng mức để tăng sức đề kháng của cây thanh long.
Phổ biến và khuyến cáo nông dân phun thuốc phòng, trừ bệnh đốm nâu theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những đại lý thuốc bảo vệ thực vật lợi dụng bệnh đốm nâu để bán những thuốc bảo vệ thực vật chưa qua khảo nghiệm, ghi thêm đối tượng phòng trừ… để tránh thiệt hại cho người dân.
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trồng thanh long thành lập ngay 1 tổ tư vấn trên cơ sở các thành viên của Ban Chỉ đạo VietGAP của các xã để hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật phòng, trừ bệnh đốm nâu cho người dân theo quy trình tạm thời của Cục Bảo vệ thực vật.
Trong tháng 11 năm 2014 phát động đợt ra quân tổng vệ sinh vườn thanh long trên địa bàn toàn huyện để xử lý nguồn bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua, do thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến bất thường đã tạo môi trường cho rệp sáp phát triển gây hại trên cây cà phê ở một số địa phương như Đắk Mil, Chư Jút, Krông Nô…Trong đó, tại các huyện Chư Jút, Krông Nô, rệp sáp đã xuất hiện trong vườn cà phê với tỷ lệ từ 3-5%/1 cành.

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì từ năm 2010, đơn vị đã thực hiện một số mô hình trình diễn trồng cây mắc ca để khảo nghiệm loại cây trồng mới được xem là mang lại hiệu quả kinh tế cao này.

Năm 2013, từ nguồn kinh phí của khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đã triển khai mô hình sản xuất cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận tại Tây Nguyên theo quy tắc 4C (bộ quy tắc chung của cộng đồng cà phê quốc tế).

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê, song vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi người trồng cà phê phải đối mặt với nhiều thách thức do diện tích cà phê tăng nhanh, nhưng nguồn nước tưới chưa được quan tâm đầu tư.

Để hạn chế những thiệt hại do hạn hán có thể xảy ra đối với cây trồng vụ đông xuân 2013 - 2014, ngành chức năng và bà con nông dân huyện Krông Nô đã, đang chủ động triển khai xây dựng, nạo vét kênh mương thủy lợi, khơi thông dòng chảy... để đảm bảo nước tưới cho toàn bộ mùa vụ.