Thận trọng khi trồng ồ ạt cây mắc-ca

Theo Bộ NN&PTNT, cây mắc-ca có thể trồng được ở nước ta và đã được trồng khảo nghiệm thành công ở một số nơi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận đưa vào sản xuất 10 giống và Chính phủ đã có chính sách khuyến khích tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP.
Tuy nhiên, việc trồng mắc-ca ở Tây Nguyên với quy mô 200.000ha như Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và công ty Him Lam đề xuất cần phải cân nhắc thận trọng. Hiện nay, trên thế giới sau nhiều năm phát triển mới chỉ có khoảng 80.000ha.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, đối với đề nghị của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên về việc xem xét bổ sung cây mắc-ca vào nhóm cây nông, công nghiệp mũi nhọn cần được ưu tiên phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xử lý các đề xuất, kiến nghị của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Bộ NN&PTNT đang lập quy hoạch phát triển cây mắc-ca, trước mắt dự kiến tới năm 2020 phát triển với quy mô khoảng 10.000ha, chủ yếu ở những địa bàn đã khảo nghiệm thành công, có hiệu quả ở Tây Bắc và Tây Nguyên và chỉ trồng những giống được Bộ công nhận, bao gồm cả trồng tập trung và trồng xen trong các vườn cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhà vườn ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) rầm rộ phát triển diện tích vườn cây ăn trái, từ đó nhiều nông sản của người dân tiêu thụ gặp không ít khó khăn, thường rơi vào cảnh “được mùa mất giá”. Tuy nhiên, đối với một số nhà vườn ở xã Đông Phước A thì ngược lại, đã chọn trồng và làm giàu từ cây mít Thái.

Trong mấy ngày qua, nhiều hộ nông dân nuôi cá lồng trên sông Bồ (huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) hốt hoảng khi phát hiện cảnh cá chết và nổi trắng trên mặt sông.

Sau 2 năm liên tục nghêu bị thiệt hại nặng nề, năm nay, nghêu nuôi phát triển ổn định, không có hiện tượng chết bất thường và giá nghêu đang tăng cao. Do đó, diện tích nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang dần phục hồi, hứa hẹn thắng lớn.

Đến thời điểm này, sau nhiều tháng bán sản phẩm dưới giá thành, người chăn nuôi bắt đầu kiệt quệ, bỏ nghề. Dễ dàng nhận thấy việc giảm, bỏ đàn qua thị trường con giống đang rất ảm đạm. Con giống gia cầm, giống heo dù rẻ vẫn không ai mua. Chắc chắn trong một vài tháng tới nguồn cung sẽ thiếu hụt.

Nghề nuôi ốc sên đang là một trong những ngành nông nghiệp phát triển tại Bulgaria khi nhu cầu từ Pháp và Ý đối với món ăn cao cấp nhưng lạ miệng này tăng cao. Trước đây, nghề nuôi ốc sên vốn rất phát triển tại Tây Âu, nhưng từ năm 2006 ngành kinh doanh ốc sên bắt đầu chuyển hướng sang Đông Âu, và tạo cơ hội thuận lợi cho Bulgaria phát triển.