Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Cỏ Ngọt Có... Ngọt Ngào ?

Nông dân một số nơi đang quan tâm đến cây cỏ ngọt. Cỏ ngọt được mệnh danh là “đường của thế kỷ 21”, “chất ngọt hoàng gia” vì lợi nhuận cao.
Vậy cỏ ngọt là gì? Lợi nhuận khi trồng ra sao? Đầu ra có bền vững không, hay chỉ để bán giống như một số cây trồng vật nuôi từng một thời "tạo sóng"?
Cỏ ngọt (stevia) được loài người phát hiện sử dụng cách đây 1.500 năm ở Nam Mỹ. Đó là loại cây bụi lâu niên có lông, thuộc họ nhà cúc với chiều cao trưởng thành 50-70 cm. Từ năm 1908 cỏ ngọt được biết đến nhờ hai nhà khoa học Reseback và Dieterich đã chiết xuất được glucozit từ lá. Độ ngọt trong cỏ chính là steviozit ngọt gấp 250-300 lần so với đường mía.
Cỏ ngọt có rất nhiều thuộc tính lạ. Đó là chất ngọt tự nhiên không có calo được đánh giá là “đường của thế kỷ 21”, sử dụng trong thực phẩm và dược phẩm mà người tiểu đường, béo phì, huyết áp dùng rất tốt. Chất ngọt đó ổn định trong quá trình sản xuất thức ăn, có độ bền cao trong các môi trường PH, không bị lên men, có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa sâu răng…
Đường cỏ ngọt được Hiệp hội thực phẩm Mỹ phê chuẩn tháng 12 năm 2008, tổ chức FAO, cộng đồng châu Âu chính thức khuyến khích sử dụng. Cỏ ngọt đang được chiết xuất và sử dụng rộng rãi bởi các hãng lớn như Coca, Pepsi… cũng như bào chế nhiều sản phẩm khách như đường, trà, socola, kem đánh răng…
Ở VN, cỏ ngọt là món quà của đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa về nhân chuyến thăm Cuba và Nam Mỹ năm 1988. Viện sĩ Trần Đình Long được giao đảm nhiệm phát triển món quà đó thành dự án quốc gia về cỏ ngọt tại Viện Khoa học Nông nghiệp VN. Ông và cộng sự đã phân lập được 7 giống cỏ ngọt trong đó giống ST88 được đánh giá ổn định, thích ứng tốt nhất với điều kiện nước ta.
Từ đó đến nay cỏ ngọt đã được trồng hàng ngàn ha và trải qua lắm cuộc dâu bể, diện tích chỉ còn cỡ 100 ha với SX manh mún, đầu ra bấp bênh; năm thì người cười, cỏ cười, năm cỏ cười, người khóc. Chính vì thế hội thảo xây dựng đề án nghiên cứu trồng và phát triển cây cỏ ngọt diễn ra ở Trung tâm Tài nguyên Thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp VN) đã thu hút được nhiều sự chú ý của cả nông dân, DN lẫn nhà quản lý. Hiện cỏ ngọt ở ta được trồng để xuất thô như giống ST88 lá khô đang bán 40.000-50.000 đ/kg cho các Cty trà, thuốc bắc.
Không có nhà máy chế biến chính là yếu tố gây ra cảnh nông dân ngồi "bập bênh" cùng cây cỏ ngọt. Để SX và chế biến được đường cỏ ngọt đạt tiêu chuẩn đòi hỏi phải xây dựng hoàn thiện khu nông nghiệp công nghệ cao khép kín từ khâu nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô, hệ thống vườn ươm bằng nhà kính, nhà lưới, khu thực nghiệm và quan trọng nhất là nhà máy.
Giá xây dựng một nhà máy tinh chế công suất cỡ vừa hiện nay cũng phải trên 100 tỉ đồng. Anh Lê Đăng Khoa- Giám đốc cty CPTM Toàn cầu stevia (một Cty của VN) cho biết dự án của mình có mục tiêu xây dựng khi SX giống bằng công nghệ nuôi cấy mô, cung cấp đủ giống cho vùng nguyên liệu 450 ha. Xây dựng vùng nguyên liệu tối thiểu đạt 450 ha, đủ cung cấp 3.000 tấn lá khô (tương đương 15.000 tấn lá tươi). Xây dựng nhà máy chiết xuất, tinh chế đường 100 tấn/năm…Tất cả được chia làm 3 giai đoạn, thứ nhất là nhập giống, nghiên cứu thử nghiệm trồng, chọn giống tốt, hoàn thiện quy trình trồng, tham gia phân phối sản phẩm, tìm hiểu thị trường, đầu tư trồng bán, XK lá và đầu tư nhà máy.
Tham dự hội thảo còn có đại diện 3 Cty của Hàn Quốc, Canada. Ông Jang- Giám đốc Cty Koreastevia trước khi đăng đàn đã gây bất ngờ khi gửi cho các đại biểu các mẫu phân bón dạng viên nén làm từ… cỏ ngọt. Theo thuyết trình của ông, cây trồng bón phân cỏ ngọt, ngon hơn và dĩ nhiên cả ngọt hơn kể cả cà chua ăn cũng thành cà ngọt.
Nông dân Đỗ Chí Quyết ở xã Cao Sơn (Đà Bắc, Hòa Bình) người thí điểm trồng cỏ ngọt thông tin loại cỏ này thích nghi tốt, năng suất 8-10 tấn lá khô/ha. Vấn đề theo anh Quyết giá cả thế nào, thu mua có bền vững không là nông dân gật đầu làm tới.
Hiện Hàn Quốc đang xuất loại rau bón bằng phân cỏ ngọt cho đối tác Nhật Bản và được dân xứ Phù Tang hết sức ưa chuộng… Các chuyên gia nước ngoài và Giám đốc Cty cỏ ngọt Toàn cầu Stevia bày tỏ ao ước năm đầu tiên hình thành 20-30 ha vùng SX.
Bắt được “mạch” đó, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nội, ông Đào Duy Tâm bảo Cty đã thử nghiệm vài nơi thì hãy cho biết kết quả, hiệu quả thế nào? Cách giải quyết đầu ra cho diện tích lớn ra sao? Cơ chế đầu tư giữa DN và nông dân có gì đảm bảo, chứ không chỉ nói bằng mồm: “Thỏa mãn những điều kiện đó thì vài chục ha chỉ ngày một ngày hai tôi sẽ chỉ chỗ cho, thậm chí cả trăm, ngàn ha cũng được”.
Viện sĩ Trần Đình Long chia sẻ thông tin: “Các DN đang thu mua 2 USD/kg lá khô, miễn là trồng giống tốt (những Cty này thường yêu cầu trồng giống của mình cung ứng), kỹ thuật chăm sóc đảm bảo chất lượng để chế biến đường còn cỏ ngọt làm phân bón có bao nhiêu Cty Hàn Quốc cũng thu mua hết. Trên 20 năm phát triển cỏ ngọt ở VN, ta không dám mở rộng diện tích vì đầu ra, nay đầu ra đã có, đầu tư cũng ít chỉ 60-70 triệu/ha, cây cỏ ngọt hứa hẹn là cây trồng mới để nông dân lựa chọn”.
Có thể bạn quan tâm

Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học và Kĩ Thuật Di Truyền Quốc Gia Thái Lan (Biotec) tin rằng hội chứng tôm chết sớm (EMS), nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn cung cấp tôm gần đây của Thái Lan, sẽ giảm trong năm nay, theo báo cáo của Bangkok Post

Ngày 4.6, ông Trần Hữu Phước - cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), cho biết: Dịch bệnh phát sinh trên vùng nuôi ốc hương thương phẩm tập trung ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn khiến hơn 200 vạn con trong số 300 vạn con ốc hương do ngư dân vừa thả nuôi đã chết.

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại. Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã hướng dẫn và đề nghị cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 18 trang trại chăn nuôi trong tỉnh và tái đăng ký cho 46 trang trại. Hiện toàn tỉnh có 114 cơ sở chăn nuôi đã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh, gồm 65 trang trại gà và 49 trang trại heo