Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tham Vấn Quốc Tế Về Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Tham Vấn Quốc Tế Về Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp
Ngày đăng: 07/04/2012

Lần đầu tiên, Bộ NNPTNT đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn của quốc tế về Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” vào ngày hôm qua (6.4). Nhiều ý kiến đã cho rằng, người nông dân cần phải được hưởng lợi ích nhiều hơn từ chính sách tái cơ cấu lần này.

Nông nghiệp tăng trưởng chậm

Giải thích lý do phải đưa ra Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: “Hiện nông nghiệp Việt Nam (VN) đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại, nếu giai đoạn từ 1995-2000 đạt 4%, đến 2001-2005, giảm còn 3,83% và đến giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng chỉ còn 3,3%. Nhiều loại sản phẩm nông nghiệp hiệu quả cạnh tranh thấp, nhất là chăn nuôi, đồng thời nông nghiệp cũng chịu nhiều tác động của dịch bệnh, thiên tai”.

Do đó, theo ông Phát, mục tiêu của tái cơ cấu nông nghiệp là để tăng giá trị gia tăng của ngành (duy trì tăng trưởng 3%/năm), trong đó tập trung vào một số nhóm giải pháp chính như: Tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích đầu tư tư nhân, phát triển hợp tác công- tư (PPP). Đồng thời, đổi mới các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Đánh giá về mục tiêu này của VN, ông Steven Jaffee - chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN cho rằng: “Đề án này vẫn chưa đưa ra được những định hướng chính sách cụ thể. Các biện pháp đưa ra giống như hệ thống bao cấp nông nghiệp, chủ yếu vẫn là hỗ trợ tài chính cho phát triển nông nghiệp. Trong khi vấn đề cần thiết hiện nay là phải phát triển hệ thống nông nghiệp theo hướng thương mại hóa. Theo tôi, Nhà nước cũng không cần đầu tư nhiều, mà cần khuyến khích lĩnh vực tư nhân đầu tư vào nông nghiệp sẽ hiệu quả hơn”.

Nhiều ý kiến của các đại biểu quốc tế cũng cho rằng, VN cần có giải pháp tổng thể về tổ chức sản xuất bằng những nông trại, trang trại lớn, song cũng phải xem xét mối quan hệ với các hộ gia đình sản xuất ở quy mô nhỏ như thế nào. Rồi cả vấn đề đầu tư cho hệ thống chế biến sản phẩm để có thể sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn.

Cần chú trọng đến người nghèo

Bà Victoria Kwakwa- Giám đốc Chi nhánh WB tại VN cho rằng: “Tái cơ cấu là rất quan trọng, song cần phải xem môi trường chính sách mà chúng ta muốn xây dựng để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp là gì. Chúng ta cần có chính sách cụ thể hơn để khuyến khích nông dân tham gia sản xuất với quy mô lớn, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư tăng trưởng giá trị gia tăng”.

Một số ý kiến cũng nhận xét, việc tái cơ cấu nông nghiệp của VN vẫn chưa đề cập đến người nông dân. Mặc dù VN xuất khẩu nông sản rất lớn, nhưng người nông dân lại được hưởng lợi từ chính sản phẩm của họ rất ít. Đại diện của Tổ chức Oxfam đã ví von: “Chúng ta có người chuẩn bị cho bữa thịt (nông dân), nhưng chính họ lại không được tham gia vào bữa thịt đó”.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, VN sẽ đặc biệt ưu tiên đến chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân như giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Một giải pháp khác là phát triển mô hình hợp tác công- tư (PPP). Trước mắt, VN đã hợp tác với 2 tập đoàn Uliver và Metro để xây dựng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn nông dân sản xuất và tới đây là mô hình hợp tác phát triển vùng nguyên liệu, thu mua sản phẩm”.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.

25/11/2014
Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

25/11/2014
Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…

25/11/2014
Vụ Thu Hoạch Mì Năm 2014 Mất Mùa, Rớt Giá Vụ Thu Hoạch Mì Năm 2014 Mất Mùa, Rớt Giá

Nhờ được cơ quan khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao các giống mì cao sản nên hầu hết diện tích mì ở đây được trồng các giống mì mới như: KM 94, KM 98, KM 140. Hiện nông dân Phù Cát đang vào chính vụ thu hoạch mì, nhưng giá mì tươi giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, làm người trồng mì rất lo lắng.

25/11/2014
Nỗ Lực Phục Hồi Lúa Mùa Nổi Nỗ Lực Phục Hồi Lúa Mùa Nổi

Dù thời gian canh tác kéo dài, năng suất thấp nhưng lúa mùa nổi đang cho thấy những lợi thế mà lúa cao sản ngắn ngày không có được. Đó là khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, làm nền cho canh tác màu theo hướng tạo ra nông sản sạch… Quan trọng hơn, nông dân hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện làm giàu trên ruộng lúa mùa nổi.

25/11/2014