Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Vũ Thư (Thái Bình)

Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Vũ Thư (Thái Bình)
Ngày đăng: 23/07/2013

Anh Phạm Đình Chiểu, sinh năm 1964 trong một gia đình thuần nông ở xóm 2, xã Vũ Đoài (Thái Bình). Anh đầu tư mua giống, san đất, đào ao, xây dựng chuồng trại, trồng cây cảnh, phát triển kinh tế theo mô hình VAC. Nghề nuôi cá lồng đến với anh như một cơ duyên trong chuyến tham quan mô hình ở sông Kinh Thầy (Hải Dương).

Mô hình nuôi cá lồng ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu nhưng vẫn còn khá mới mẻ với người dân xã Vũ Đoài (Vũ Thư). Vì thế không quá khó để chúng tôi tìm đến địa chỉ nuôi cá lồng lớn nhất tại địa phương.

Anh Phạm Đình Chiểu, sinh năm 1964 trong một gia đình thuần nông ở xóm 2, xã Vũ Đoài. Anh đầu tư mua giống, san đất, đào ao, xây dựng chuồng trại, trồng cây cảnh, phát triển kinh tế theo mô hình VAC. Nghề nuôi cá lồng đến với anh như một cơ duyên trong chuyến tham quan mô hình ở sông Kinh Thầy (Hải Dương).

Tận dụng môi trường nước không ô nhiễm ở sông Hồng cùng với kinh nghiệm của một gia đình nuôi cá lâu năm, tháng 4/2012 anh Chiểu bắt đầu nuôi cá lồng. Chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn khi thực hiện mô hình, anh cho biết: “Ban đầu mình chưa có nguồn giống và kỹ thuật nên thường xuyên phải học hỏi từ sách báo; mặt khác tiền đầu tư vào lồng bè quá lớn, giá thức ăn cho cá cao, gia đình luôn phải gồng mình lo vốn xoay vòng”.

Không nản lòng, anh làm thủ tục vay vốn ngân hàng số tiền 500 triệu đồng, kết hợp vay mượn người thân, bạn bè để đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng đạt tiêu chuẩn. Thể tích cho 1 lồng cá là 108 m3, khung lồng được làm bằng sắt hình chữ nhật, lưới bao quanh lồng dệt bằng sợi dù, phía trên có phao giữ nổi, mật độ thả bình quân mỗi lồng 1.080 con.

Hiện nay, anh Chiểu đã có 20 lồng cá giống trong ao, 34 lồng cá thịt trên sông Hồng, chủ yếu nuôi cá diêu hồng, cá chép, cá lăng và các loại cá cảnh… Anh Chiểu đặc biệt quan tâm đến kỹ thuật chăm sóc cá, anh chia sẻ: “Ban đầu khi nhập cá giống về, bắt buộc phải nuôi trong lồng riêng ở ao cho cá thích nghi với môi trường. Khi cá đủ cứng cáp và khả năng đề kháng dịch bệnh mới thả ra lồng ở sông”.

Do thực hiện đúng quy trình làm lồng, chọn giống, chăm sóc cá đúng kỹ thuật nên cho hiệu quả kinh tế cao. Năm 2012, gia đình anh Chiểu đã thu trên 100 tấn cá các loại. Trung bình cá diêu hồng khi thu hoạch có trọng lượng từ 0,8 - 1 kg/con, giá bán trên thị trường 70.000 đ/kg; cá lăng có trọng lượng từ 3 – 5 kg/con, giá bán 100.000 đ/kg. Năm đầu thử nghiệm mô hình nuôi cá lồng, trừ các khoản chi phí gia đình anh thu lãi gần 1 tỷ đồng. Kinh tế gia đình phát triển, anh có điều kiện mua sắm các tiện nghi sinh hoạt và nuôi các con ăn học trưởng thành.

Nhờ những nỗ lực cố gắng không mệt mỏi, anh Chiểu được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện. Năm 2012, anh còn được huyện Vũ Thư biểu dương trong phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt báo công dâng Bác”. Không những làm giàu cho gia đình, anh Chiểu còn nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm nuôi cá, giúp đỡ các hộ gia đình khác có nhu cầu phát triển mô hình nuôi cá lồng.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ươm, Nuôi Tôm Chân Trắng Hội Thảo Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ươm, Nuôi Tôm Chân Trắng

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ươm, nuôi tôm chân trắng do Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (gọi tắt là Danida) tài trợ được Hội Nghề cá Khánh Hòa phối hợp với Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu GCF tổ chức sáng 2/10 tại Nha Trang.

04/10/2014
Hội Nghị Tổng Kết Khai Thác Cá Vụ Nam Năm 2014 Và Triển Khai Kế Hoạch Khai Thác Cá Vụ Bắc Năm 2014-2015 Hội Nghị Tổng Kết Khai Thác Cá Vụ Nam Năm 2014 Và Triển Khai Kế Hoạch Khai Thác Cá Vụ Bắc Năm 2014-2015

Ngày 1/10/2014, tại thành phố Vũng Tàu, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị Tổng kết khai thác cá vụ nam năm 2014 và triển khai kế hoạch khai thác cá vụ bắc năm 2014 - 2015. Tham dự Hội nghị có đại diện Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn 28 tỉnh ven biển, các ngư dân, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám đã chủ trì Hội nghị.

04/10/2014
Nuôi Cá Đối Mục Giải Pháp Cho Các Vùng Nuôi Tôm Bị Bỏ Hoang Nuôi Cá Đối Mục Giải Pháp Cho Các Vùng Nuôi Tôm Bị Bỏ Hoang

Trước đây, gia đình ông Trương Văn Quyết ở thôn Mai Xá – xã Gio Mai – huyện Gio Linh đã mạnh dạn cải tạo hơn 0,4 ha diện tích đất ruộng bạc màu để chuyển sang nuôi tôm sú. Dù đã trang bị nhiều kiến thức và kỹ thuật về nuôi tôm nhưng sản lượng tôm thu hoạch hàng năm của gia đình ông không đồng đều, lúc được lúc mất.

04/10/2014
Mô Hình Tôm Lúa Thích Hợp Với Vùng Đất Phèn, Mặn Ở Thạnh Phú (Bến Tre) Mô Hình Tôm Lúa Thích Hợp Với Vùng Đất Phèn, Mặn Ở Thạnh Phú (Bến Tre)

Tác động tích cực trong việc cải tạo môi trường của mô hình sản xuất luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa đã dần chiếm ưu thế trước các mô hình khác ở những xã tiểu vùng II, III (ven sông Hàm Luông, từ xã Mỹ An đến xã Thạnh Hải) của huyện Thạnh Phú (Bến Tre). Mô hình này ngày càng phát huy hiệu quả, giúp cho bà con yên tâm sản xuất.

04/10/2014
VASEP Sẽ Kháng Kiện Việc Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Trên Tôm VASEP Sẽ Kháng Kiện Việc Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Trên Tôm

Có 30 trong số 31 doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) đã họp bàn và quyết định sẽ kháng nghị việc phía Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá lên con tôm Việt Nam một cách không công bằng và bất hợp lý. Hiện VASEP đang cùng các luật sư chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết cho vụ kháng kiện này.

04/10/2014