Thái Lan Tăng Cường Quảng Bá Ngành Tôm

Cáo buộc về việc lạm dụng lao động trong ngành thủy sản khiến Thái Lan nỗ lực đẩy mạnh quảng bá ngành tôm ở Châu Âu. Thủy sản chiếm 40% XK thực phẩm của Thái Lan và một điểm tựa của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, hình ảnh của ngành thủy sản đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những cáo buộc về việc sử dụng lao động di cư bất hợp pháp, bắt họ phải lao động không lương trên biển trong nhiều năm.
Một phái đoàn Thái Lan với đại diện từ Bộ Lao động và Bộ Thủy sản cùng nhiều chuyên gia về chống buôn bán người và nhiều lãnh đạo ngành tới Hội chợ Thực phẩm quốc tế SIAL tại Pháp tháng 10/2014 sau đó sang Bỉ gặp gỡ giới chức EU.
Đại diện Bộ Ngoại giao Sarun Charoensuwan thẳng thắn thừa nhận vấn đề nhưng cũng cho biết nước này đã thực hiện nhiều biện pháp giải quyết.
Tháng 6 vừa qua, The Guardian của Anh đã đăng tải bài viết về việc ngành tôm Thái Lan, một trong những nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới đã sử dụng lượng lớn bột cá do các tàu khai thác sử dụng lao động trái phép.
Tờ báo đã phỏng vấn một loạt lao động bỏ trốn khỏi tàu, ngư dân và cả thuyền trưởng về việc lạm dụng lao động di cư trên tàu. Nhiều lao động đã từng nghĩ họ được thuê để làm việc tại các nhà máy hoặc làm xây dựng tại Thái Lan. Trên tàu, họ phải làm việc 20 tiếng mỗi ngày và thường xuyên bị đánh đập ngay cả khi họ đã làm việc vất vả. Một số thậm chí còn bị giết.
Ngay sau bài báo của The Guardian, Tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai trên thế giới Carrefour (tại Pháp) đã ngừng thu mua tôm Thái Lan từ tháng 6. Mỹ chiếm 1/4 tổng XK tôm của Thái Lan trong khi EU chiếm 15% tỷ trọng.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/378_38780/Thai-Lan-tang-cuong-quang-ba-nganh-tom.htm
Có thể bạn quan tâm

Những tưởng cây thanh long ruột đỏ chỉ phù hợp với khí hậu ở miền Nam nhưng mấy năm trở lại đây loại cây này lại “bén duyên” với mảnh đất Chợ Đồn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.

Cùng với nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, hiện nay cây cam đường canh đang giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Na Rì (Bắc Kạn) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: Cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/ cây.

Trồng ớt xuất khẩu đang là mô hình thành công ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An). Đây là mô hình hợp tác “ba nhà” tạo bước đột phá nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho nông dân.

“Cơn sốt” ươi đi qua, giờ đến mùa trái xay vào vụ sai quả. Để loại cây quý hiếm này không bị xâm hại, những ngày này cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà đang ngày đêm bám trụ tại những điểm “nóng”, kịp thời ngăn chặn nhiều đối tượng khai thác xay trái phép.