Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thái Lan Tăng Cường Quảng Bá Ngành Tôm

Thái Lan Tăng Cường Quảng Bá Ngành Tôm
Ngày đăng: 26/11/2014

Cáo buộc về việc lạm dụng lao động trong ngành thủy sản khiến Thái Lan nỗ lực đẩy mạnh quảng bá ngành tôm ở Châu Âu. Thủy sản chiếm 40% XK thực phẩm của Thái Lan và một điểm tựa của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, hình ảnh của ngành thủy sản đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những cáo buộc về việc sử dụng lao động di cư bất hợp pháp, bắt họ phải lao động không lương trên biển trong nhiều năm.

Một phái đoàn Thái Lan với đại diện từ Bộ Lao động và Bộ Thủy sản cùng nhiều chuyên gia về chống buôn bán người và nhiều lãnh đạo ngành tới Hội chợ Thực phẩm quốc tế SIAL tại Pháp tháng 10/2014 sau đó sang Bỉ gặp gỡ giới chức EU.

Đại diện Bộ Ngoại giao Sarun Charoensuwan thẳng thắn thừa nhận vấn đề nhưng cũng cho biết nước này đã thực hiện nhiều biện pháp giải quyết.

Tháng 6 vừa qua, The Guardian của Anh đã đăng tải bài viết về việc ngành tôm Thái Lan, một trong những nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới đã sử dụng lượng lớn bột cá do các tàu khai thác sử dụng lao động trái phép.

Tờ báo đã phỏng vấn một loạt lao động bỏ trốn khỏi tàu, ngư dân và cả thuyền trưởng về việc lạm dụng lao động di cư trên tàu. Nhiều lao động đã từng nghĩ họ được thuê để làm việc tại các nhà máy hoặc làm xây dựng tại Thái Lan. Trên tàu, họ phải làm việc 20 tiếng mỗi ngày và thường xuyên bị đánh đập ngay cả khi họ đã làm việc vất vả. Một số thậm chí còn bị giết.

Ngay sau bài báo của The Guardian, Tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai trên thế giới Carrefour (tại Pháp) đã ngừng thu mua tôm Thái Lan từ tháng 6. Mỹ chiếm 1/4 tổng XK tôm của Thái Lan trong khi EU chiếm 15% tỷ trọng.

Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/378_38780/Thai-Lan-tang-cuong-quang-ba-nganh-tom.htm


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Đổi Trồng Lúa Sang Trồng Ngô, Cách Làm Hiệu Quả Của Nông Dân An Phú Chuyển Đổi Trồng Lúa Sang Trồng Ngô, Cách Làm Hiệu Quả Của Nông Dân An Phú

Những năm 80 của thế kỷ 20, chính quyền và nông dân huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) đã bắt đầu hình thành những vùng chuyên canh, xen canh giữa cây lúa và ngô (bắp) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đến nay, cây ngô đã trở thành cây trồng chủ lực tại đây, với năng suất lên đến 13, 14 tấn/ha, mở hướng phát triển bền vững cho việc tái cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện.

02/07/2014
Mô Hình Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Ở Huyện Giồng Riềng Mô Hình Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Ở Huyện Giồng Riềng

Giồng Riềng là huyện thuộc vùng đất thấp trũng (Tây sông Hậu) của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình trồng tiêu trên đất vườn của huyện Giồng Riềng được nhiều nông dân quan tâm đầu tư nhân rộng. Điểm đặc trưng nổi bật của mô hình trồng tiêu trong huyện là trồng trên đất liếp vườn dùng cây tràm sống làm trụ.

13/06/2014
Sản Xuất Trái Cây Theo “Tín Hiệu” Thị Trường Sản Xuất Trái Cây Theo “Tín Hiệu” Thị Trường

Mùa rộ trái cây ĐBSCL thường “đụng hàng” mùa thu hoạch tập trung ở miền Đông, Tây Nguyên và miền Bắc, nên lượng cung ra thị trường khá lớn gây khủng hoảng thừa, rớt giá. Do vậy, việc điều chỉnh mùa vụ, sản lượng trái cây đáp ứng nhu cầu thị trường là vấn đề rất cần thiết.

13/06/2014
Diện Tích Sả Tăng Hơn 200 Ha So Với Cùng Kỳ Diện Tích Sả Tăng Hơn 200 Ha So Với Cùng Kỳ

Sả là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, chịu hạn tốt, chi phí đầu tư ít, chỉ 6 tháng đầu năm 2014 diện tích sả tại huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã tăng thêm gần 100 ha. Tính đến nay, Tân Phú Đông có gần 600 ha sả, tăng gần 200 ha so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu tập trung tại xã Phú Thạnh, Phú Đông, Phú Tân...

02/07/2014
Nửa Đầu Năm, Nhập Bắp Nhiều Hơn Cả Năm 2013 Nửa Đầu Năm, Nhập Bắp Nhiều Hơn Cả Năm 2013

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 2,33 triệu tấn bắp, nhiều hơn tổng lượng bắp nhập khẩu của cả năm 2013. Nguyên nhân là do giá bắp trên thế giới trong những tháng qua xuống thấp nên doanh nghiệp nhập về để dự trữ cho những tháng tiếp theo.

02/07/2014