Thái Lan Tăng Cường Quảng Bá Ngành Tôm

Cáo buộc về việc lạm dụng lao động trong ngành thủy sản khiến Thái Lan nỗ lực đẩy mạnh quảng bá ngành tôm ở Châu Âu. Thủy sản chiếm 40% XK thực phẩm của Thái Lan và một điểm tựa của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, hình ảnh của ngành thủy sản đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những cáo buộc về việc sử dụng lao động di cư bất hợp pháp, bắt họ phải lao động không lương trên biển trong nhiều năm.
Một phái đoàn Thái Lan với đại diện từ Bộ Lao động và Bộ Thủy sản cùng nhiều chuyên gia về chống buôn bán người và nhiều lãnh đạo ngành tới Hội chợ Thực phẩm quốc tế SIAL tại Pháp tháng 10/2014 sau đó sang Bỉ gặp gỡ giới chức EU.
Đại diện Bộ Ngoại giao Sarun Charoensuwan thẳng thắn thừa nhận vấn đề nhưng cũng cho biết nước này đã thực hiện nhiều biện pháp giải quyết.
Tháng 6 vừa qua, The Guardian của Anh đã đăng tải bài viết về việc ngành tôm Thái Lan, một trong những nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới đã sử dụng lượng lớn bột cá do các tàu khai thác sử dụng lao động trái phép.
Tờ báo đã phỏng vấn một loạt lao động bỏ trốn khỏi tàu, ngư dân và cả thuyền trưởng về việc lạm dụng lao động di cư trên tàu. Nhiều lao động đã từng nghĩ họ được thuê để làm việc tại các nhà máy hoặc làm xây dựng tại Thái Lan. Trên tàu, họ phải làm việc 20 tiếng mỗi ngày và thường xuyên bị đánh đập ngay cả khi họ đã làm việc vất vả. Một số thậm chí còn bị giết.
Ngay sau bài báo của The Guardian, Tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai trên thế giới Carrefour (tại Pháp) đã ngừng thu mua tôm Thái Lan từ tháng 6. Mỹ chiếm 1/4 tổng XK tôm của Thái Lan trong khi EU chiếm 15% tỷ trọng.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/378_38780/Thai-Lan-tang-cuong-quang-ba-nganh-tom.htm
Có thể bạn quan tâm

Theo nhiều nông dân, nhãn Ido hình dạng trái như nhãn tiêu nhưng cơm dầy, hạt nhỏ, trái to, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng và năng suất cao hơn nhãn tiêu. Vì vậy, nhãn Ido được người tiêu dùng ưa chuộng và giá luôn ở mức cao. Các ngành chuyên môn cho rằng, cách làm này rất linh hoạt, ngoài rút ngắn thời gian mà có thể giữ lại gốc nhãn tiêu.

Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 22/9, chính phủ nước này sẽ mua 370.000 tấn gạo sản xuất trong nước để đưa vào dự trữ quốc gia, góp phần kiểm soát giá gạo trong nước.

Nguyên nhân được cho là phía EU đã phát hiện một số lỗi nghiêm trọng trong quá trình nuôi trồng và cung cấp vào EU về các mặt hàng này.

Nếu như vào đầu vụ, giá ớt tại Phù Mỹ (Bình Định) lúc cao nhất lên đến 48-50.000đ/kg (ớt sừng) thì chẳng bao lâu sau tuột xuống còn 30.000đ/kg, rồi rớt xuống chỉ còn… 2.000đ/kg.

XK tiêu những tháng đầu năm nay đã vượt 1 tỷ USD. Trước lợi nhuận cây tiêu mang lại, nhiều hộ nông dân đã không ngần ngại bón phân, phun thuốc vô tội vạ.