Thái Lan Lỗ Bao Nhiêu Trong Toàn Bộ Chương Trình Trợ Giá Gạo?

Bộ Tài Chính Thái Lan vừa có kết luận về chương trình trợ giá gạo được thực hiện trong vòng 10 năm qua ở nước này, theo đó ước tính toàn bộ chương trình đã chịu lỗ khoảng 682 tỷ Baht.
Chương trình trợ giá gạo của Thái Lan được thực hiện từ năm 2004 đến 2014 qua 15 mùa, trong đó có bốn mùa được thực hiện dưới thời chính phủ của bà Yingluck Shinawatra.
Tổng số gạo được thực hiện theo chương trình trợ giá là 85 triệu tấn và có tổng cộng khoảng 1.100 tỷ Baht tiền ngân sách được chi cho toàn bộ chương trình này.
Theo Bí thư thường trực Bộ Tài chính Rangsan Sriworasart, số tiền lỗ trong khoảng thời gian thực hiện chợ giá gạo trong bốn mùa của chính phủ Yingluck lên tới 510 tỷ Baht, trong khi khoản tiền lỗ ở 11 mùa còn lại chỉ vào khoảng 163 tỷ Baht.
Hiện trong kho của chính phủ vẫn còn khoảng 19,2 triệu tấn gạo tồn, với giá trị vào khoảng 225 tỷ Baht, trong đó số tiền lỗ do gạo mục nát được ước tính vào khoảng 30 tỷ Baht.
Ông Rangsan cho biết kết luận trên của Bộ Tài chính Thái Lan sẽ sớm được chuyển lên Thủ tướng Prayuth Chan-ocha để xem xét.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/thai-lan-lo-bao-nhieu-trong-toan-bo-chuong-trinh-tro-gia-gao-2014111414003648316ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây, gà vườn liên tục tăng giá, không chỉ có người nuôi vui mừng mà các tiểu thương kinh doanh gà tại chợ cũng vui lây.

Ngày 12/9/2011, Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) đã công bố danh sách 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2010. Theo đó, thứ hạng cá pangasius (cá tra, basa) được tăng một bậc so với năm 2009, đứng vị trí thứ 9

Trong khi nhiều ND ở ĐBSCL đang khốn đốn vì cá rô đầu vuông, thì anh Nguyễn Trường Sơn (44 tuổi) ở ấp Hòa Thuận, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mỗi năm lãi trên 1,3 tỷ đồng.

Theo Sở NN-PTNT, trong 5 năm trở lại đây, diện tích mì trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định có chiều hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 13.342 ha, vượt trên 3.000 ha so với quy hoạch, năng suất mì bình quân ở mức 221 tạ/ha. Nguyên nhân làm cho diện tích mì tăng mạnh là do đầu ra của mì nguyên liệu khá thuận lợi, giá cao và ổn định. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích mì đã tác động bất lợi đến môi trường, thoái hóa đất; tại một số địa phương, người dân ồ ạt phá rừng trồng mì.

Thông tin từ các Sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, tình hình rầy nâu, sâu bệnh hại lúa ngày càng nghiêm trọng khi lúa hè thu tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.