Thái Lan Lỗ Bao Nhiêu Trong Toàn Bộ Chương Trình Trợ Giá Gạo?

Bộ Tài Chính Thái Lan vừa có kết luận về chương trình trợ giá gạo được thực hiện trong vòng 10 năm qua ở nước này, theo đó ước tính toàn bộ chương trình đã chịu lỗ khoảng 682 tỷ Baht.
Chương trình trợ giá gạo của Thái Lan được thực hiện từ năm 2004 đến 2014 qua 15 mùa, trong đó có bốn mùa được thực hiện dưới thời chính phủ của bà Yingluck Shinawatra.
Tổng số gạo được thực hiện theo chương trình trợ giá là 85 triệu tấn và có tổng cộng khoảng 1.100 tỷ Baht tiền ngân sách được chi cho toàn bộ chương trình này.
Theo Bí thư thường trực Bộ Tài chính Rangsan Sriworasart, số tiền lỗ trong khoảng thời gian thực hiện chợ giá gạo trong bốn mùa của chính phủ Yingluck lên tới 510 tỷ Baht, trong khi khoản tiền lỗ ở 11 mùa còn lại chỉ vào khoảng 163 tỷ Baht.
Hiện trong kho của chính phủ vẫn còn khoảng 19,2 triệu tấn gạo tồn, với giá trị vào khoảng 225 tỷ Baht, trong đó số tiền lỗ do gạo mục nát được ước tính vào khoảng 30 tỷ Baht.
Ông Rangsan cho biết kết luận trên của Bộ Tài chính Thái Lan sẽ sớm được chuyển lên Thủ tướng Prayuth Chan-ocha để xem xét.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/thai-lan-lo-bao-nhieu-trong-toan-bo-chuong-trinh-tro-gia-gao-2014111414003648316ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Văn Hòa cũng cho biết, năm nay măng cụt Chợ Lách ngon, chất lượng hơn mọi năm, rất ít quả bị xì mủ, bị sượng bởi lượng mưa đầu mùa ít; các hộ nông dân đã chủ động đốn bỏ cây măng cụt cho quả bị mủ để trồng chôm chôm nên số lượng này không bị trà trộn chung với măng cụt ngon.

Sáng 18/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội thảo Quốc gia triển khai Nghị định 202 về quản lý phân bón của Chính Phủ và chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Hội thảo có sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân các tỉnh, thành và Hiệp hội phân bón Việt Nam.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất tỉnh Cà Mau, qua công tác rà soát và tuyên truyền vận động, trên 1.200 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản trong tỉnh ký cam kết không thực hiện hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và không thu mua, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Ðồng thời, có trên 20 doanh nghiệp ký cam kết không thu mua, chế biến tôm có chứa tạp chất.

Đó là đề xuất của ông Lê Minh Trượng, giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu, tại cuộc họp với lãnh đạo TP Cần Thơ về giải quyết hàng tồn kho ngày 19/6.

Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.