Thái Lan Đứng Đầu ASEAN Về Nhập Khẩu Cá Tra Việt Nam

Đến cuối tháng 7 vừa qua, Thái Lan đã ở vị trí số 1 về NK cá tra Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa trong khối ASEAN.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), XK cá tra sang Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2014 đạt giá trị 27,98 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nước NK nhiều cá tra nhất trong khối ASEAN.
Đến cuối tháng 7 vừa qua, Thái Lan đã ở vị trí số 1 về NK cá tra Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa trong khối ASEAN thay vì chỉ đứng thứ 2 trong khối này.
Dù có sự biến động chính trị trong 5 tháng đầu năm 2014 có thể kéo nền kinh tế tăng trưởng dưới mức tiềm năng trong cả năm, nhưng NK cá tra vào nước này vẫn ở mức tăng trưởng khá. Giá XK cá tra sang thị trường Thái Lan trong thời gian này tăng.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 7 tháng đầu năm nay, Thái Lan NK 10.070 tấn phile cá tra và cá da trơn đông lạnh, trong đó NK cá tra từ Việt Nam chiếm 99,8% với khối lượng 10.047 tấn, còn lại là NK cá da trơn từ Jordan.
Trong số các sản phẩm cá thịt trắng phile đông lạnh NK vào Thái Lan thì cá tra được NK nhiều nhất, các sản phẩm khác được NK vào Thái Lan với khối lượng không đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển Khánh Hòa khoảng 116.000 tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến, xuất khẩu của tỉnh chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau thu hoạch không cao.

Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mơn mởn thuộc xóm Chay - quê hương của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ - là 6 trại nuôi dế vàng của anh Nguyễn Văn Hưng (40 tuổi, ngụ thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ… hiện vịt ta loại đẹp (vịt lông trắng) được nhiều hộ chăn nuôi vịt bán cho thương lái chỉ còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg, vịt ta loại thông thường (vịt lông đen, lông xám…) có giá 30.000 - 33.000 đồng/kg. Giá vịt ta giảm chủ yếu do lượng vịt tới lứa xuất bán trong dân đang tăng mạnh.

Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…

Nhắc đến người thành công với mô hình nuôi ong ở vùng ven biển Kim Sơn (Ninh Bình), không ai quên nhắc đến cái tên Bùi Duy Hiển, xóm 5, xã Kim Tân. “Bén duyên” với nghề nuôi ong gần 10 năm nay, hiện giờ trong vườn nhà ông lúc nào cũng có trên 100 đàn ong khỏe mạnh, sản lượng mật hàng năm xấp xỉ 1,5 tấn với thu nhập gần 140 triệu đồng/năm.