Thái Lan Đứng Đầu ASEAN Về Nhập Khẩu Cá Tra Việt Nam

Đến cuối tháng 7 vừa qua, Thái Lan đã ở vị trí số 1 về NK cá tra Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa trong khối ASEAN.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), XK cá tra sang Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2014 đạt giá trị 27,98 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nước NK nhiều cá tra nhất trong khối ASEAN.
Đến cuối tháng 7 vừa qua, Thái Lan đã ở vị trí số 1 về NK cá tra Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa trong khối ASEAN thay vì chỉ đứng thứ 2 trong khối này.
Dù có sự biến động chính trị trong 5 tháng đầu năm 2014 có thể kéo nền kinh tế tăng trưởng dưới mức tiềm năng trong cả năm, nhưng NK cá tra vào nước này vẫn ở mức tăng trưởng khá. Giá XK cá tra sang thị trường Thái Lan trong thời gian này tăng.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 7 tháng đầu năm nay, Thái Lan NK 10.070 tấn phile cá tra và cá da trơn đông lạnh, trong đó NK cá tra từ Việt Nam chiếm 99,8% với khối lượng 10.047 tấn, còn lại là NK cá da trơn từ Jordan.
Trong số các sản phẩm cá thịt trắng phile đông lạnh NK vào Thái Lan thì cá tra được NK nhiều nhất, các sản phẩm khác được NK vào Thái Lan với khối lượng không đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Ở miền Tây, nói đến nơi trồng nếp thì ai cũng nghĩ chỉ có ở vùng đất cù lao Phú Tân (An Giang), vì xứ sở này từ lâu vốn nổi tiếng như một vương quốc nếp với thương hiệu đặc sản nếp Phú Tân, thế nhưng tìm người lai tạo giống nếp thơm thực thụ thì chưa có.

Thay vì chặt bỏ cả vườn cây cao su để chuyển đổi sang cây trồng khác, nhiều nông dân trong tỉnh Đăk Nông đã liều lĩnh chắn rễ, rong tỉa, hãm ngọn cây cao su để làm trụ sống trồng hồ tiêu.

Nhiều dự án hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn, sản xuất rau theo tiêu chuẩn Vietgap được triển khai.

Đậu phộng (tên khoa học là Arachis hypogaea L.) là loại cây có dầu và cây thực phẩm cổ truyền, đã và đang là một trong số những cây trồng ngắn ngày quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trong nước cũng như nhiều nơi trên thế giới. Tại Bình Thuận hiện nay năng suất đậu phộng rất thấp, do khả năng đầu tư chăm sóc còn nhiều hạn chế, chủ yếu sử dụng giống địa phương.