Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thạch Văn nỗ lực cán đích nông thôn mới

Thạch Văn nỗ lực cán đích nông thôn mới
Ngày đăng: 06/10/2015

Về vùng quê cát bạc Thạch Văn một thời nghèo khó nhất nhì xứ biển ngang Thạch Hà, đâu đâu cũng hừng hực khí thế thi đua sản xuất, xây dựng các công trình hạ tầng, khu dân cư kiểu mẫu, chỉnh trang vườn hộ.

Chủ tịch UBND xã Dương Văn Thái cho biết, đến thời điểm này, Thạch Văn mới đạt 10 tiêu chí, 9 tiêu chí chưa đạt hầu hết là về xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn lực lớn như: giao thông, thủy lợi, chợ, điện, cơ sở vật chất văn hóa…

Tuy nhiên, được sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh, huyện và vốn lồng ghép các chương trình, đến nay, các tiêu chí này đang được địa phương chỉ đạo, đôn đốc nhà thầu tập trung thi công, phấn đấu đến 30/10 sẽ hoàn thành.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Thạch Văn, bên cạnh những tiêu chí đòi hỏi nguồn lực lớn, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể địa phương đã “3 cùng” với người dân ra quân phá bỏ vườn tạp, chỉnh trang vườn hộ, xây dựng vườn mẫu, khu dân cư NTM kiểu mẫu gắn với triển khai dự án trồng cây ăn quả trên đất cát, đưa kinh tế vườn trở thành mũi nhọn trong cơ cấu thu nhập.

Xác định nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu cốt lõi trong xây dựng NTM, thời gian qua, Thạch Văn đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn gắn với hoàn thành các tiêu chí: thu nhập, hình thức tổ chức sản xuất.

Là địa phương đi đầu liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp (liên kết với Mitraco - PV), các xã viên HTX sản xuất rau, củ, quả Hằng Bảy đang tích cực đầu tư vật tư, ngày công mở rộng diện tích rau - củ - quả trên cát lên 13,5 ha (tăng 10 ha).

HTX chế biến thủy hải sản của gia đình anh Hồ Phi Liêm ở xã Thạch Văn (Thạch Hà) cho doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm

Cùng với tăng diện tích trồng rau màu trên cát áp dụng công nghệ cao, Thạch Văn bố trí cơ cấu giống, duy trì diện tích trồng lúa chất lượng cao và tăng diện tích lạc; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất nấm ăn, hướng tới thành lập HTX nấm với quy mô 7-10 hộ (500 m2/hộ); thành lập thêm 1 HTX chăn nuôi lợn liên kết quy mô 20-25 hộ; thành lập tổ hợp tác chăn nuôi gà liên kết quy mô 30 hộ.

Cụ thể hóa đề án phát triển sản xuất, đến nay, toàn xã đã xây dựng được 3 mô hình lớn, 5 mô hình vừa, 15 mô hình nhỏ và 30% hộ sản xuất, kinh doanh có liên kết; 6 HTX, 3 tổ hợp tác và 2 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh sự nỗ lực của nhân dân Thạch Văn, thời gian qua, các đơn vị đỡ đầu như: Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh (Mitraco), LĐLĐ tỉnh, Trường Cao đẳng nghề công nghệ tích cực hỗ trợ hàng trăm triệu đồng và nhiều ngày công giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí.

Ông Dương Tất Thắng - Tổng Giám đốc Mitraco cho biết, thực hiện chương trình đỡ đầu, hỗ trợ Thạch Văn xây dựng NTM, đơn vị đã trao 80 triệu đồng tiền mặt và chuyển giao KHKT trồng, chăm sóc 5 ha cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với UBND xã phát động phong trào toàn dân chỉnh trang vườn hộ và phát triển kinh tế vườn, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà - Nguyễn Quốc Hương cho biết, thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban theo từng lĩnh vực chuyên môn, hàng tuần cùng với địa phương rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, quyết tâm đưa Thạch Văn hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong năm 2015.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển cho hiệu quả bền vững Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển cho hiệu quả bền vững

Năm nay là năm thứ 4 nông dân ở các xã vùng ngập mặn, ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh tiếp tục thu được lợi nhuận cao từ mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển. Với diện tích bình quân 1 ha nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, nông dân có thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng.

29/07/2015
Nghề nuôi tôm nước lợ người nuôi ngập ngừng trước vụ chính Nghề nuôi tôm nước lợ người nuôi ngập ngừng trước vụ chính

Theo khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản 2015 của Sở NN & PTNT, hiện nay là vụ nuôi chính thứ 2 của năm. Tuy nhiên, tại các vùng nuôi trọng điểm người dân do lo ngại dịch bệnh trên tôm tái phát nên chỉ thả nuôi cầm chừng, nhiều nơi vẫn còn “treo” ao.

29/07/2015
Tiếp tục phát triển kinh tế thuỷ sản theo hướng bền vững giải bài toán về con giống Tiếp tục phát triển kinh tế thuỷ sản theo hướng bền vững giải bài toán về con giống

Đánh giá từ cơ quan chức năng thì nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thiếu tính bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro về dịch bệnh. Những rủi ro này một phần nguyên nhân do nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh chưa chủ động được về nguồn giống, từ số lượng đến chất lượng giống. Trước thực trạng đó, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm, nâng cấp, mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất giống hiện có trên địa bàn tỉnh là giải pháp cho việc giải bài toán về con giống cho nghề nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

29/07/2015
Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm

Ngày 24/7/2015, tại hội trường UBND xã Ngũ Lạc - huyện Duyên Hải, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh kết hợp Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm cho gần 50 bà con nông dân ở hai huyện, Duyên Hải và Cầu Ngang. Tham gia buổi hội thảo có ông Phạm Nam Dương, Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh, Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Hội Nông dân huyện Duyên Hải.

29/07/2015
Cựu chiến binh Chung Văn Tuấn nuôi heo rừng cho hiệu quả kinh tế cao Cựu chiến binh Chung Văn Tuấn nuôi heo rừng cho hiệu quả kinh tế cao

Cách đây 10 năm, nhận thấy heo rừng dễ nuôi, nguồn thức ăn cho chúng chủ yếu từ thiên nhiên, cựu chiến binh Chung Văn Tuấn, ngụ xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chọn nuôi và ông đã thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.

29/07/2015