Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thách Thức Thanh Long VietGAP

Thách Thức Thanh Long VietGAP
Ngày đăng: 16/06/2012

Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã có trên 5.300 ha/6.600 hộ được cấp giấy chứng nhận. Đây là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của ngành nông nghiệp và đông đảo nông dân. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa này đang chứa đựng nhiều thách thức, đến từ phía người trồng thanh long…

Lợi ích chưa rõ ràng

Chúng tôi đến thăm một số vùng trồng thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, nơi nhiều diện tích thanh long được sản xuất theo chương trình VietGAP. Thời điểm này, những lứa trái nghịch mùa cuối cùng đang trong thời gian thu hoạch. Nét khác lạ mà chúng tôi nhận thấy so với cách đây vài năm, là dường như khi nhắc đến VietGAP, nhiều nông dân tỏ ra không mấy mặn mà. Lý giải điều này, bà con cho biết việc thực hiện VietGAP và không VietGAP vẫn chưa phân biệt rõ về lợi ích, giá bán ngang nhau. Trong khi đó, những hộ sản xuất VietGAP phải tốn rất nhiều công sức để chăm sóc, đảm bảo vệ sinh, ghi chép nhật ký, tập huấn… Điều này dẫn đến thực tế, có không ít hộ trồng thanh long mất dần lòng nhiệt huyết với sản xuất VietGAP, thậm chí không tuân thủ thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật (xịt thuốc 2 - 3 ngày trước khi doanh nghiệp đến thu mua, theo chính yêu cầu của một số doanh nghiệp xuất hàng đi thị trường Trung Quốc). Còn riêng đối với những hộ dân đang được vận động, hoặc chuẩn bị tham gia vào sản xuất VietG
AP, phần lớn mang tính chất đối phó, mục đích không gì khác là để được hạ bình điện.

Thực tế tại Tổ hợp tác thanh long VietGAP Hàm Liêm 1

Đây là đơn vị đầu tiên của tỉnh được chọn làm điểm và cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh, vào năm 2009 (lúc đó là nhóm liên kết sản xuất). Ông Phạm Hữu Trường - Tổ trưởng Tổ hợp tác thanh long VietGAP Hàm Liêm 1 cho hay: Với vai trò là đơn vị tiên phong, thời gian qua tổ hợp tác đã rất cố gắng trong việc thực hiện chỉ đạo của tỉnh. Hiện toàn tổ có 37 tổ viên, với trên 36,5 ha thanh long VietGAP. Đáng mừng là hiện tổ hợp tác đang nhận được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP). Đồng thời liên kết thu mua với Công ty Rau quả Bình Thuận, đảm bảo chất lượng để bán sang thị trường Châu Âu. Vì vậy, các thành viên trong tổ đều có thể ổn định đầu ra, yên tâm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Mặc dù vậy, khó khăn hiện tại là toàn tỉnh có khoảng 400 tổ hợp tác thanh long VietGAP, nhưng chỉ có từ 15 - 20 tổ hợp tác được hưởng lợi từ dự án ACP, liên kết với các doanh nghiệp để thu mua sản phẩm thanh long. Rõ ràng, đa số các tổ hợp tác phải bán thanh long tự do cho các thương lái, doa
nh nghiệp trên địa bàn. Đây cũng là lý do khiến giá cả giữa thanh long VietGAP và không VietGAP không có gì khác xa nhau.

Riêng Tổ hợp tác thanh long VietGAP Hàm Liêm 1, gần đây vẫn có vài, ba hộ nông dân tỏ ra chán nản với sản xuất theo VietGAP. Theo họ, quy trình “rườm rà”, mất thời gian, trong khi lợi ích mang lại không cao. Xuất phát từ những nhận thức sai lệch này, với vai trò là tổ trưởng, ông Trường và ban điều hành tổ hợp tác đã tiếp cận những hộ trên để vận động, giải thích cho tổ viên thấy cái nhìn mới mẻ, nhận thức tốt hơn về sản xuất VietGAP. Theo ông Trường, VietGAP là con đường duy nhất phải đi nếu muốn đảm bảo tính bền vững của thị trường tiêu thụ. Muốn làm VietGAP thành công, cần phải thay đổi nhận thức của chính người trồng. Trước hết, sản xuất theo VietGAP là người trồng đã phục vụ lợi ích, bảo đảm sức khỏe của chính bản thân và tiết kiệm chi phí đầu tư… Điều quan trọng nhất hiện nay là bà con cần vượt qua thách thức trước mắt để tập trung sản xuất VietGAP một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người trồng thanh long VietGAP luôn mong muốn có sự hỗ trợ hơn nữa của Nhà nước, doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng, 
nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho bà con yên tâm sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Phú Yên Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương Ngư Dân Phú Yên Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương

Những ngày này hàng chục chiếc tàu đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên ra vào cảng cá tấp nập, mỗi chuyến biển trúng đến 200-400 triệu đồng/chiếc.

30/07/2014
Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Điểm Sáng Thu Hút Đầu Tư Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Điểm Sáng Thu Hút Đầu Tư

Ông Lã Văn Thảo - Trưởng phòng Gia súc lớn (Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết, ngành chăn nuôi bò sữa hiện nay đã được cải tiến phương thức công nghệ; hình thành hệ thống dịch vụ chăn nuôi bò sữa, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

30/07/2014
Mô Hình Nuôi Dúi Sinh Sản Tại Xã Nhị Hà (Ninh Thuận) Mô Hình Nuôi Dúi Sinh Sản Tại Xã Nhị Hà (Ninh Thuận)

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, mô hình trình diễn nuôi thử nghiệm con Dúi sinh sản tại xã Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) đang đem lại những tín hiệu vui, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, giúp người dân có thêm cơ hội làm giàu trên chính quê hương mình.

08/04/2014
Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh

Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.

30/07/2014
Các Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi Hiện Thực Hóa Các Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi Hiện Thực Hóa "Giấc Mơ"... Của Nông Dân!

Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.

08/04/2014