Thả Ong Ký Sinh Trên Rệp Sáp Bột Hồng Ở Gò Dầu

Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh kết hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu tiến hành thả 1.000 cặp ong ký sinh trên rệp sáp bột hồng ở địa bàn một số ấp thuộc xã Cẩm Giang.
Sáng 3.1, Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh kết hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu tiến hành thả 1.000 cặp ong ký sinh trên rệp sáp bột hồng ở địa bàn các ấp: Cẩm Thắng, Cẩm Long, Cẩm Bình, Cẩm An thuộc xã Cẩm Giang.
Rệp sáp bột hồng xuất hiện trên các cánh đồng trồng mì thuộc địa bàn xã Cẩm Giang từ tháng 6.2012 đến nay, làm cho nhiều diện tích cây mì bị hư hại, năng suất mì giảm sút nặng nề. Riêng vụ mì chuyển vụ được 3 - 4 tháng tuổi hiện nay cũng bị rệp sáp bột hồng tấn công với diện tích khoảng 20 ha, bị thiệt hại từ 20-30%.
Với tình hình trên, ngành chức năng đã tiến hành thả ong ký sinh, giúp cho 130 ha cây mì mới trồng trong vụ Đông xuân 2013-2014 tránh khỏi rệp sáp bột hồng gây hư hại. Việc thả ong ký sinh, trị rệp sáp bột hồng làm cho nông dân phấn khởi, mạnh dạn đầu tư vào cây mì.
Hiện Cẩm Giang là xã có diện tích trồng mì nhiều nhất so với các xã khác trong huyện.
Có thể bạn quan tâm

TP.HCM có những thế mạnh riêng các nơi khác không thể có được, đó là sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ gần chục triệu người. Vì vậy, diện tích gieo trồng rau quả của TP.HCM tăng lên mỗi năm từ diện tích lúa được chuyển đổi.

Trong điều kiện diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, nhiều nông dân ở xã Tam Phước (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn cách trồng xen dưa hường vào khoai mì, giúp tận dụng tốt diện tích sản xuất, nâng cao thu nhập và giúp cho việc chăm sóc khoai mì hiệu quả cao hơn.

Tây Nguyên hiện có hơn 450 nghìn ha cà phê, chiếm trên 90% diện tích cà phê cả nước. Tuy nhiên, cả trăm ngàn héc ta cà phê ở Tây Nguyên đã trở nên già cỗi, làm sụt giảm cả sản lượng và chất lượng chung của cà phê toàn vùng.

Sáng 8/6, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình cấy lúa bằng máy tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên.

Tính đến nay các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành và Tân Trụ (tỉnh Long An) đã thả nuôi được 2.300 ha tôm sú, tôm chân trắng, đạt 36% kế hoạch, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.