Thả Ong Ký Sinh Trên Rệp Sáp Bột Hồng Ở Gò Dầu

Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh kết hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu tiến hành thả 1.000 cặp ong ký sinh trên rệp sáp bột hồng ở địa bàn một số ấp thuộc xã Cẩm Giang.
Sáng 3.1, Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh kết hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu tiến hành thả 1.000 cặp ong ký sinh trên rệp sáp bột hồng ở địa bàn các ấp: Cẩm Thắng, Cẩm Long, Cẩm Bình, Cẩm An thuộc xã Cẩm Giang.
Rệp sáp bột hồng xuất hiện trên các cánh đồng trồng mì thuộc địa bàn xã Cẩm Giang từ tháng 6.2012 đến nay, làm cho nhiều diện tích cây mì bị hư hại, năng suất mì giảm sút nặng nề. Riêng vụ mì chuyển vụ được 3 - 4 tháng tuổi hiện nay cũng bị rệp sáp bột hồng tấn công với diện tích khoảng 20 ha, bị thiệt hại từ 20-30%.
Với tình hình trên, ngành chức năng đã tiến hành thả ong ký sinh, giúp cho 130 ha cây mì mới trồng trong vụ Đông xuân 2013-2014 tránh khỏi rệp sáp bột hồng gây hư hại. Việc thả ong ký sinh, trị rệp sáp bột hồng làm cho nông dân phấn khởi, mạnh dạn đầu tư vào cây mì.
Hiện Cẩm Giang là xã có diện tích trồng mì nhiều nhất so với các xã khác trong huyện.
Có thể bạn quan tâm

Trong số đó, Chi cục đã phát hiện, bắt giữ 5 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác, gồm 28 chiếc sừng với tổng trọng lượng 48,6 kg, trị giá ước tính gần 50 tỷ đồng; 9 vụ vận chuyển trái phép ngà voi, gồm 212 chiếc ngà voi và 128 sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ ngà voi với tổng trọng lượng 334,4 kg, trị giá ước tính khoảng 12 tỷ đồng.

Nhưng quan trọng hơn là làm lúa theo hướng VietGAP an toàn cho cả người SX lẫn người sử dụng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo truy nguyên được nguồn gốc. Đó là nhận định chung của những hộ nông dân ở các huyện SX lúa trọng điểm của tỉnh Kiên Giang sau khi tham gia thực hiện CĐL.

Chưa năm nào người trồng quýt đường ở Hậu Giang gặp khó khăn như hiện nay: Giá cả giảm liên tục, thương lái ép giá, sâu bệnh hoành hành, giá cả phân bón, thuốc BVTV tăng cao…

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh