Thả Ong Ký Sinh Trên Rệp Sáp Bột Hồng Ở Gò Dầu

Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh kết hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu tiến hành thả 1.000 cặp ong ký sinh trên rệp sáp bột hồng ở địa bàn một số ấp thuộc xã Cẩm Giang.
Sáng 3.1, Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh kết hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu tiến hành thả 1.000 cặp ong ký sinh trên rệp sáp bột hồng ở địa bàn các ấp: Cẩm Thắng, Cẩm Long, Cẩm Bình, Cẩm An thuộc xã Cẩm Giang.
Rệp sáp bột hồng xuất hiện trên các cánh đồng trồng mì thuộc địa bàn xã Cẩm Giang từ tháng 6.2012 đến nay, làm cho nhiều diện tích cây mì bị hư hại, năng suất mì giảm sút nặng nề. Riêng vụ mì chuyển vụ được 3 - 4 tháng tuổi hiện nay cũng bị rệp sáp bột hồng tấn công với diện tích khoảng 20 ha, bị thiệt hại từ 20-30%.
Với tình hình trên, ngành chức năng đã tiến hành thả ong ký sinh, giúp cho 130 ha cây mì mới trồng trong vụ Đông xuân 2013-2014 tránh khỏi rệp sáp bột hồng gây hư hại. Việc thả ong ký sinh, trị rệp sáp bột hồng làm cho nông dân phấn khởi, mạnh dạn đầu tư vào cây mì.
Hiện Cẩm Giang là xã có diện tích trồng mì nhiều nhất so với các xã khác trong huyện.
Có thể bạn quan tâm

Kéo dài từ ngày 26-10 đến 2-11-2015 tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, nhưng chỉ qua 2 ngày, Hội chợ triển lãm giao lưu công nông nghiệp Hậu Giang 2015 đã vực dậy sức mua của người dân sau nhiều tháng trầm lắng.

Những năm gần đây, một số nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng mô hình trồng luân canh ấu trên nền đất ruộng trũng và trồng xen trong mương liếp vườn vào mùa nước nổi, đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể.

Từ việc xác định được thế mạnh riêng, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, đã đạt nhiều kết quả trong công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Để giữ vững danh hiệu văn hóa, nâng chất các tiêu chí xã nông thôn mới, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, luôn quan tâm thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Chính quyền xã Ba Liên đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho đồng bào Hrê nơi đây cách làm kinh tế và giữ gìn sinh kế bền vững từ mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nhờ đó, không ít hộ dân thoát nghèo và có cuộc sống khấm khá.